Tuesday, December 6, 2016

"CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG"

TỔ A NAN ĐÀ (Ananda) ĐÃ NHẬN ĐƯỢC TÁNH HẰNG NGHE CỦA MÌNH.
- Ngài A Nan Đà (Ananda), nhỏ hơn Đức Phật 30 tuổi. Con của vua Hộc Phạm và hoàng hậu Phước Thệ Thiện, dòng Sát Đế Lợi, ở thành Ca Tỳ La Vệ, vua Hộc Phạn là em ruột của Đề Bà Đạt Đa, tức em nhà chú của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Thuở nhỏ, Ngài có nhiều tướng tốt, thông minh tuyệt vời, đến 25 tuổi xin theo Phật xuất gia.
Phật cần người thị giả, rất nhiều vị đứng ra tình nguyện. Nhưng vì quá nhiều người, nên Đức Phật phải lập ra hội thi, để tìm ra vị nào đạt yêu cầu cao nhất, thì được làm thị giả.
Sau khi thi tài đối đáp và nhớ dai, Ngài được vượt trội. Tuy vượt trội, nhưng Ngài cũng không chịu nhận, Ngài diện lý do là em của Đức Phật, nếu làm thị giả sợ nhiều người dị nghị. Sau cùng Đức Mục Kiền Liên và Ngài Xá Lợi Phất đứng ra năn nỉ nhiều lần, buộc lòng Ngài nhận, nhưng Ngài xin Đức Phật 4 điều:
1- Không thọ trai riêng.
2- Không mặc y thừa của Phật.
3- Không hầu hạ Phật khi Phật ở một mình.
4- Không sử dụng bất cứ thứ gì của Phật cho.
Đức Phật chấp thuận 4 điều kiện của Ngài và có lời khen như sau:
- Quả thật, ông có sự hiểu biết cao rộng như vậy, vì ông sợ mọi người dị nghị ông là em chú bác với Như Lai. Thế là Ngài theo làm thị giả cho Đức Phật suốt 25 năm.
Một hôm, Ngài đi khất thực về ngang Tịnh xá của Đức Phật ở, thấy bà di mẫu Ma Xà Ba Đề đang đứng trước cửa khóc. Di mẫu áo quần bụi bặm, chân dính bùn đất, vẻ người bi thảm. Ngài đến gần hỏi duyên cớ. Biết bà từ hoàng cung đến xin Đức Phật xuất gia. Bà xin đến 3 lần mà Đức Phật cũng không cho. Ngài An Nan Đà thấy cảm động quá, nên vào Tịnh xá của Đức Phật, đảnh lễ Như Lai xin cho bà xuất gia. Ngài kể công ơn của bà Ma Xà Ba Đề, là do một tay bà nuôi Đức Phật khi hoàng hậu không còn.
Thấy Ngài A Nan Đà năng nỉ quá, nên Đức Phật cho bà xuất gia với 3 điều kiện:
1- Bà phải ở gần Chư Tăng, để có gì có Chư Tăng bảo vệ.
2- Bà phải tìm thêm vài người nữa để cư ngụ chung.
3- Phải tự lo chỗ ở kín đáo.
Nhờ Ngài A Nan Đà xin Đức Phật, Đức Phật chấp thuận, nên trong Giáo đoàn của Đức Phật mới có người nữ.
Phần Ngài A Nan Đà:
- Ông A Nan Đà xuất gia, sau Đức Phật thành đạo đến 24 năm. Do đó, Những pháp môn tu Tiểu thừa và Trung thừa Ngài không biết được. Vì vậy, Ngài có trình xin Đức Phật, khi rãnh rổi hãy nói lại cho Ngài nghe để biên chép lại cho đầy đủ 6 pháp môn tu mà Như Lai dạy nơi thế giới này.
- Khi Ngài nhận làm thị giả, mỗi lần Đức Phật thuyết kinh, Ngài nhớ, về thất biên soạn lại và trình cho Đức Phật kiểm lại, nếu có chỗ nào sai, Đức Phật chỉnh lại.
- Ngài có nhược điểm như sau:
Tuy Ngài văn hay, chữ đẹp, nhớ dai, nhưng nhận biết ý sâu mầu trong các lời kinh Ngài không hiểu được. Vì vậy, khi Ngài bị ông Duy Ma Cật hỏi vài chỗ “Yếu chỉ Phật ngôn”, Ngài không trả lời được.
Phần nêu các danh từ:
Ngài A Nan Đà thay mặt đại chúng có hỏi Đức Phật như sau:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, sau khi Như Lai diệt độ, chúng con muốn đấp tượng Đức Thế Tôn để thờ, mục đích của chúng con là, muốn nhìn hình tượng của Đức Thế Tôn, để nhớ lời dạy của Đức Thế Tôn. Vậy, nơi đặt tượng của Đức Thế Tôn gọi là gì?
Đức Phật dạy ông A Nan Đà và đại chúng:
- Nơi đặt tượng của Như Lai gọi là chùa.
Vì sao gọi như vậy?
Vì chùa là bao hàm mênh mông rộng khắp, đúng như lời Như Lai dạy.
Ngài A Nan Đà thay mặt đại chúng hỏi tiếp:
- Sao không được gọi là nhà thờ?
Đức Phật dạy:
- Nhà thờ là chỉ cho tựu hội của vật lý, nên nó rất nhỏ hẹp, nơi đây chỉ thờ những vị còn nằm trong vật lý. Nhà thờ này có mấy dạng như sau:
1- Ở tín ngưỡng, thờ vị Chúa của cõi trời Thượng Đế, vị này nằm trong cõi trời Dục giới.
2- Cũng ở tín ngưỡng, thờ vị Thánh đứng đầu trong cõi trời Vô Sắc Giới, vị này cai quản cõi trời này. Thờ vị này, các môn đồ của Ngài không được phép vẽ hình.
Vì sao vậy?
Vì cõi này không cấu tạo sắc chất của tứ đại, nên không thể nào vẽ hình được.
3- Còn ở nhân gian, thờ Tổ tiên, ông, bà, cha mẹ hoặc người thân.
Ngài A Nan Đà lại hỏi:
- Ba cung cách nhà thờ nói trên, vậy có những danh từ nào nữa để nói lên chỗ thờ phượng này?
Đức Phật dạy:
- Này ông A Nan Đà và đại chúng, ngoài 3 cung cách thờ nói trên, còn 2 nơi thờ nữa, nhưng rất nguy nga và đồ sộ:
1- Tòa thánh một: Nơi thờ vị Giáo chủ trong cõi trời Thượng Đế, nằm trong Dục giới. Nhưng nơi đây, phải là nơi có ban bệ, có phân chia cấp bậc. Tổ chức như một cơ quan của một nước vậy.
2- Tòa thánh hai; Nơi thờ vị Giáo chủ trong cõi trời Ngọc Hoàng, cũng còn nằm trong cõi trời Dục giới. Nơi đây cũng có ban bệ, cũng có phân chia cấp bậc. Tổ chức như một cơ quan của một nước vậy.
Như Lai dạy thêm:
- Ngoài các loại trên:
Đình có 2 loại:
1- Thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, tức thờ “Hồn thiêng sông núi, cây cỏ hoa lá” trong vật lý của trái đất này.
2- Thờ vị có công trận với đất nước.
Miếu, cũng gọi là Miểu:
- Đây là tín ngưỡng của nhân gian, họ thờ bất cứ ai họ cho là giúp đỡ họ. Dù nam hay nữ, dù thú hay cây cỏ, v.v…
Ngài A Nan Đà đạt “Bí mật Thiền tông”:
Theo lời dạy của Đức Phật, khi ông Ma Ca Diếp sắp tịch, phải truyền Thiền tông lại cho ông A Nan Đà, để làm Tổ sư thiền đời thứ 2. Đúng theo qui định truyền Thiền tông, vị nào được truyền Thiền tông, vị đó phải đạt được “Bí mật Thiền tông” và phải có bài kệ hay thơ ít nhất là 12 câu mới được truyền thiền. Hiện Ngài A Nan Đà chỉ giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” chứ đạt “Bí mật Thiền tông”, Ngài chưa đạt được.
Một buổi sáng mùa xuân, Tổ Ma Ha Ca Diếp đang đứng trước sân chùa, Ngài A Nan Đà đến chấp tay thưa hỏi Tổ:
- Kính bạch sư huynh, Như Lai truyền cho sư huynh Y choàng, Bát ăn cơm và gói kệ Huyền ký, ngoài 3 món nói trên Như Lai có truyền thêm vật gì nữa không?
Tổ Ma Ha Ca Diếp biết, gã này không chịu nhận nơi mình mà cứ tìm kiếm chuyện vớ vẫn bên ngoài, nên Tổ nhìn thẳng vào mặt ông A Nan Đà , nói thật lớn:
- Này ông A Nan Đà, ông coi chừng cây phướng trước chùa ngã đè ông!
Vì tiếng nói trực diện và quá to của Tổ Ma Ha Ca Diếp, nên ông A Nan Đà bị chát lỗ tai, không kịp suy nghĩ mà ông tự nhiên nghe. Chính cái chỗ tự nhiên nghe này, nên ông A Nan Đà nhận rất rõ Tánh Nghe thanh tịnh của chính mình, và ông đã cảm nhận được Tánh Nghe ấy, ông ở trong trạng thái này rất lâu, như chết đứng.
Tổ Ma Ha Ca Diếp, biết ông A Nan Đà đã được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh và nhận được tánh hay Nghe của mình”, nên Tổ cứ để tự nhiên như vậy. Sau nửa canh giờ, ông A Nan Đà mới trở lại sống với tánh Nghe của vật lý, nên Tổ Ma Ha Ca Diếp hỏi ông:
- Sao ông chết đứng như vậy?
Ông An Nan Đà thưa:
- Nhờ diệu thuật của sư huynh, đệ đã nhận được tánh Nghe thanh tịnh chân thật của chính đệ.
Tổ Ma Ha Ca Diếp hỏi:
- Ông nhận biết như thế nào, hãy nói lại cho sư huynh nghe coi, có thật đúng như vậy không?
Ông A Nan Đà liền ứng khẩu làm bải kệ 64 như sau:
Đệ nghe tiếng gọi sư huynh
Nghe được như vậy lặng thinh nghe hoài
Tiếng nghe đi khắp trần ai
Tiếng Nghe vang rền đi khắp núi sông.
Lòng đệ trống rỗng như không
Tất cả vật lý, đệ không thấy gì
Thiền tông, sao quá diệu kỳ
Tánh Nghe thanh tịnh, không chi dính mình.
Vì vậy, đệ cứ lặng thinh
Để cho mặc tình vật lý trôi lăn
Bao năm đệ cứ lăng xăng
Đi tìm chân Tánh, lăn theo luân hồi.
Huynh ôi, Đệ đã ngộ rồi
Ngộ Nghe thanh tịnh, luân hồi không theo
Thiền tông “Bí mật” nghe theo
Nghe mà thanh tịnh, không theo luân hồi.
Tánh Nghe thanh tịnh vậy thôi
Luân hồi nhiều kiếp liền thôi với mình
Đệ xin cám ơn sư huynh
Huynh dùng diệu thuật độ mình đệ thôi.
Xưa kia đệ nghĩ xa xôi
Dụng công tìm kiếm, luân hồi cứ theo
Huynh đưa đệ đến hiểm nghèo
Ép vào thanh tịnh, đệ “Rơi về nguồn”.
Rơi vào thanh tịnh lệ tuôn
Nhận ra những thứ không buồn chỉ vui
Đệ nay đã hết ngậm ngùi
Chỉ sống thanh tịnh, và vui trong lòng.
Không cần cầu khẩn thần thông
Mà nhận kỳ diệu ở trong lòng mình
Chân thật cám ơn sư huynh
Phước đệ quá lớn, nhận thời Thiền tông.
Phước lớn dù đầy núi sông
Cũng không sánh được Thiền tông Phật truyền
Nhìn lại, đệ có đại duyên
Vì vậy, Phật dạy truyền thiền cho em.
Hoa sen sáng rực hơn đèn
Trước kia không biết, tìm sen tu thiền
Đệ nay hết đảo hết điên
Sư huynh truyền thiền làm Tổ thứ hai.
Hôm nay đệ nhận căn tai
Nhận được cười hoài như Di Lặc vui
Huynh ôi, đệ rất vui tươi
Nhận được Tổ vị rất vui rất mừng.
Đệ xin truyền tiếp không ngừng
Để môn thiền học còn cùng thế gian
Như vậy đệ mới được an
Nghe lời Phật dạy, gian nan cũng đành.
Pháp môn thiền học không tranh
Không tìm, không kiếm, không tranh được nào
Thiền tông vị trước truyền sau
Để môn thiền học không sao phai mờ.
Lòng đệ hiện tại bây giờ
Mong tìm được người, để chờ truyền sang
Vị nào nhận được bình an
Ngộ được thiền học rõ ràng là thiêng.
Giúp người sau tiếp truyền thiền
Đáp đền Đức Phật, đệ yên trong lòng
Lòng đệ mới được thong dong
Cũng nhờ huynh trưởng, diệu xong thuật truyền.
Đệ nay nhớ lại lời thiêng
Phật bảo truyền thiền, đệ Tổ thứ hai
Hôm nay đệ ngộ căn tai
Pháp thiền Thanh tịnh còn hoài thế gian.
Ngài A Nan Đà trình 64 câu kệ về sự đạt được “Bí mật Thiền tông” của mình với sư huynh Ma Ha Ca Diếp.
Tổ Ma Ha Ca Diếp nói với ông A Nan Đà:
- Như vậy, theo lời dạy của Đức Thế Tôn, hôm nay, đệ đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, mà Như Lai đã nói trước.Vậy, hai tuần nữa, sư huynh sẽ truyền “Bí mật Thiền tông” cho đệ làm Tổ sư Thiền tông đời thứ hai. Đệ lo sắp xếp cho buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” này cho trang nghiêm, đúng như lời Đức Thế Tôn đã dạy. Việc tổ chức người tham dự, chỉ có những người ham muốn tu pháp môn này mới tham dự thôi, còn những người tu các pháp môn còn nằm trong vật lý, không được tham dự.
Sư huynh cũng nói cho đệ biết:
- Đến đời đệ truyền “Bí mật Thiền tông” cho vị Tổ thứ 3. Buổi lể ấy không được phép làm như buổi lễ ngày hôm nay.
Vì sao vậy?
Đức Thế Tôn có dạy sư huynh, vì pháp Thiền tông học này cách xa Như Lai khoảng 50 năm, thì không còn ai thích pháp môn tu này nữa.
Đức Thế Tôn dạy rõ phần này:
Vì chúng sanh cách xa Như Lai khoảng 50 năm thôi, thì “Siêu đại Thần lực Thanh tịnh thiền” của Như Lai bủa ra đã lần lần giảm bớt. Do vậy, chúng sanh cũng lại bị vật lý của âm dương nơi thế giới này bao trùm lại, nên họ tu thích có chứng và đắc theo nhân quả của vật lý, nên pháp môn tu Thiền tông này họ không màng đến. Đã không màng đến thì đệ không được phép mời những người ấy tham dự.
Như Lai có dạy rõ huynh như sau:
- Từ đời đệ làm Tổ sư Thiền tông đời thứ hai trở đi. Khi đệ truyền Thiền tông cho vị Tổ thứ ba, đệ cũng nói Đức Thế Tôn dạy điều này.
Đức Thế Tôn lại dạy rõ cho sư huynh:
- Khi đến Tổ sư Thiền tông đời thứ 33, vị này mới được phép phá bỏ qui định mà Như Lai đã dạy.
Vì sao vị này được phép bãi bỏ?
- Vì đến đời vị Tổ thứ 33, có rất nhiều người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”. Tuy vậy, mà người đạt được “Bí mật Thiền tông” cũng không có là bao nhiêu. Còn người được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng còn ít. Phải đợi đến đời Mạt Thượng pháp, ở tại đất Rồng, có một vị cư sỹ may mắn đạt được “Bí mật Thiền tông” này. Sau thêm 2 đời Thầy nữa, mới có người công bố pháp môn Thiền tông học này ra.
Đến thời kỳ này:
1- Người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” không tính hết được.
2- Người đạt được “Bí mật Thiền tông”, rất nhiều.
3- Người được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, nhiều nhất từ khi Như Lai dạy pháp môn Thiền tông này.
Tổ Ma Ha Ca Diếp nói vài ý Đức Phật dạy xong, ông A Nan Đà hết sức vui mừng và cám ơn Tổ Ma Ha Ca Diếp.
Hai tuần sau, buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” của nhất Tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho Ngài A Nan Đà làm nhị Tổ sư Thiền tông được tiến hành.
Chúng tôi xin viết nguyên văn của buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” của Tổ Ma Ha Ca Diếp cho Ngài A Nan Đà, mà trong sách Huyền ký của Đức Phật đăng trong Hải Triều Âm như sau:
Tuyên đọc lời hành lễ của Tổ Ma Ha Ca Diếp:
Nam mô Giáo chủ Ta bà Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Đức Thế Tôn:
Hôm nay tại chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Lôi Âm. Theo lời dạy của Đức Thế Tôn, chúng con xin hành đại lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho thị giả của Đức Như Lai là ông A Nan Đà, nối tiếp con nhận Tổ vị Thiền tông đời thứ hai. Trước khi tuyên đọc bài kệ truyền “Bí mật Thiền tông”, chúng con có hương, đăng, hoa, trà, quả và nhiều phẩm vật dâng cúng, kính xin Đức Thế Tôn và Mười Phương Chư Phật chứng minh.
TRÍCH QUYỂN "CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG".
thientong.com

No comments:

Post a Comment