Thursday, June 30, 2016

Assesment1

Group must select a project topic from a list provided by their assessor
Once project topic has been selected, groups must work together to brainstorm appropriate aspects of the topic to cover
Once topics have been disseminated, groups are decide which students will cover the areas chosen
Each student within the group is to contribute 400 words to project
Two students from each group are to be selected by the group to give a minute presentation outlining the findings of the group research.


QUÁN ÂM CẢM ỨNG KỲ DIỆU

SÓNG LỚN BIẾN THÀNH CHIẾC NÔI - QUÁN ÂM CẢM ỨNG KỲ DIỆU
Mỗi khi tôi gặp hoàn cảnh khó khăn mà lòng cảm thấy đau buồn. Tôi nghĩ đến một câu chuyện càng làm cho tôi có lòng tin bội phần mà niệm Phật. Đó là câu chuyện của bạn tôi, Bồ Tát A Thanh, kể cho tôi nghe. Bồ Tát A Thanh có một người bạn, chồng chị ấy tốt nghiệp viện Hải Dương học. Vào cuối năm nọ, anh cùng một số đồng học tại viện Hải Dương học, do có kỹ thuật lái thuyền chuyên nghiệp, nên được mời đóng phim, vai các thuyền viên. Trước khi đóng phim, họ cần đi thử thuyền. Hôm ấy theo kế hoạch, họ lái một chiếc thuyền mà họ chưa từng lái. Từ Cao Hùng xuất phát, phải đến cảng Giai Lý. Bồ Tát A Thanh ngày thường vẫn khuyên họ khi ra đến biển nhớ niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng họ nghe để mà nghe, chẳng xem ra gì.
Hôm ấy, họ bắt đầu ra biển thử thuyền. Ngoài khơi họ đã gặp dòng nước lạnh, trên biển sóng to gió lớn. Họ lại không rành về tính năng của chiếc thuyền, cũng có thể thuyền không tốt lắm. Bỗng nhiên thuyền bị lật, mọi người đều bị rơi xuống biển giữa dòng nước lạnh thật là kinh hoàng, khủng khiếp. Tuy những người bạn cùng đi với nhau đều là những nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, cũng có vài thiết bị cứu sinh, nhưng giữa cơn sóng gió lạnh, bốn bề không ai cứu viện, chỉ có những cơn sóng hãi hùng, biển rộng mênh mông, những người bạn ấy lần lượt không chịu đựng được, từng người một lần lượt phải mất mạng trong biển lớn.
Anh chồng chị bạn của Bồ Tát A Thanh trố mắt nhìn các bạn lần lượt bị biển nuốt mất, nỗi đau đớn và khiếp sợ trong lòng thật không thể nào tả xiết. Chẳng những trời rất lạnh, sóng gió rất lớn, mà trời thì càng lúc càng tối, anh nghĩ tới vợ đang chờ anh về ăn cơm tối, thế mà anh lại bị gặp nạn giữa biển, không có ai biết để đến cứu, thật là bi thảm!
Trong khoảng thời khắc tối tăm, kinh hoàng ấy, bỗng nhiên anh nhớ tới Bồ Tát A Thanh thường khuyên anh niệm câu “Quán Thế Âm Bồ Tát” mà trước đây anh cảm thấy không cần dùng nên không lưu tâm đến. Nhưng ở giữa biển lớn không nơi nương cậy này, anh cứ một mực niệm “Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát...”. Anh không biết mình đã niệm bao lâu, sau đó có một chiếc thuyền đánh cá đến cứu anh, đưa anh về y viện, anh mới biết anh đã trôi dạt trên biển hết mười bốn tiếng đồng hồ. Trong tai nạn trên biển ấy, anh là người duy nhất còn được sống sót. Điều này chứng minh câu nói trong kinh Pháp Hoa: “Niệm sức Quán Âm ấy, sóng không nhận chìm được!”
Chuyện còn kể tại sao chiếc thuyền đánh cá ấy lại đến cứu được anh? Đó là sự cảm ứng không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Người ngư phủ đến cứu anh hôm đó vốn không muốn ra biển vì có dòng nước lạnh chảy đến, sóng to gió lớn, có thể nói toàn bộ ngư dân đều nghỉ ở nhà không ai ra biển. Nhưng hôm ấy lại rất lạ kỳ, cái lư hương mà gia đình ngư phủ ấy dùng để cúng Phật, bỗng nhiên lại “phát lư”, tức là lửa bốc cháy trong lư hương, bà vợ của ông không biết chuyện gì, bèn giục chồng phải ra biển. Ông thật không vui vẻ, nói: “Hôm nay có dòng nước lạnh, không ai ra biển, sao lại bảo tôi ra biển chứ? Bà đâu phải là người ham tiền, mà hôm nay sao lại xúi giục như thế?”. Sau đó, người ngư phủ nổi giận, lớn tiếng với vợ, rồi ra biển. Khi ra đến biển thấy có người giữa biển, anh vốn tưởng đấy là một con cá, anh ghé thuyền đến xem, mới biết đó là người đang gặp nạn, cứu người ấy rồi đưa về y viện ở Giai Lý.
Bác sĩ khám anh, ngoại trừ tròng mắt rất đỏ, đỏ như củ cà rốt thì không có gì khác thường, anh cũng không cảm thấy có gì khó chịu. Chúng ta thử nghĩ, mười mấy tiếng đồng hồ trôi nổi sóng lớn, mắt lại thấy từng người bạn chết đi, không lương thực, không nước uống, sóng biển lạnh lẽo, không ai cứu viện, trời lại tối, thế mà có thể sống quay về, thật kỳ lạ biết bao nhiêu. Các bác sĩ cũng cảm thấy không thể nghĩ bàn được. Người ta đến nơi tắm nước biển, ngâm trong nước nửa ngày thì da đã bị lột, thế mà anh thì không sao, anh tự cảm thấy đó là sự cảm ứng không thể nghĩ bàn do niệm Quán Thế Âm. Đặc biệt là khi được trở về nhà, anh kể chuyện lại cho A Thanh nghe, lại còn khích lệ A Thanh.
Mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn, tôi tự hỏi:
“Phải chăng bạn bị rơi xuống biển giữa mùa đông giá lạnh, bốn bề không có người, tình huống thê lương như thế?”
“Có bị trôi nổi giữa sóng lớn, hết thức ăn, bi thảm như thế chăng?”.
Đâu có! Vị bằng hữu kia vốn chưa hề niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, chỉ mới phát tâm niệm lần thứ nhất trong đời mà còn nổi được lâu như thế, lại không chút bị thương tổn, cũng không cảm thấy thống khổ, thậm chí cũng không cảm thấy lâu như thế. Trong tình huống bi thảm như thế, anh một lòng chân thành, Phật lực bồi đắp cho anh, khiến thân tâm anh được an nhiên, lại sắp đặt người đến cứu anh. Bạn lại không gặp hoàn cảnh bi thảm như thế, không lẽ Phật lực lớn lao thế kia, lại không thể phù hộ cho thân tâm bạn được an nhiên?
Tôi lại tự hỏi:
“Không lẽ bạn học Phật lâu như thế, mà sức tin lại không bằng anh ấy?”
“Không lẽ sự cảm ứng giữa bạn và Phật, Bồ Tát lại không được như anh ấy?”
“Ngàn sông có nước ngàn sông trăng! Không lẽ Bồ Tát không luôn ở bên bạn?”
“Không lẽ sức của Đức Phật không làm sung mãn được thân tâm bạn?”
Nghĩ như thế, tôi càng có tín tâm gấp bội, vui vẻ mà niệm Phật. Cái gọi là hoàn cảnh khó khăn, một khi bạn không sợ nó, không bận tâm tới nó thì nó cũng không tồn tại, nó tiêu mất đi. Sự khó khăn của chúng ta so với anh bạn kia, thật ra không nghiêm trọng như thế, có điều chúng ta không có nhất tâm thành khẩn niệm Phật, không giống như anh ấy khi anh ấy bị té rơi xuống biển khơi.
LikeShow more reactions
Comment

Wild parsnip


Đoan V. Đinh
Video này rất hữu ích cho mọi người
Trước khi xem clip này, mình xin nói sơ qua một chút về cây hoa dại rất độc hại, nó đã làm biết bao người bị phai tàn nhan sắc không thể ngờ.
Cây này trong tiếng Anh họ gọi là Wild parsnip. Mình tạm gọi là cây hoa cải hoang dại. Nó có hoa màu vàng từng chùm nhỏ, khá xinh, mọc ngoài hoang dã, bên cạnh các đường rầy xe lửa, hay dọc theo hai bên đường. Những ai không biết, nhìn vào tưởng vô hại, nhưng chẳng may đụng vào nó, rồi ra ngoài trời nắng thì tay chân của chúng ta sẽ bị mụn phỏng, lở loét ngay lập tức, để lại các vết thẹo có thể kéo dài đến 2 năm. Thử tưởng tượng, nếu có cô nào đó đi dạo mát hoặc chạy bộ, bị một cánh hoa ven đường cọ vào mặt, thì ôi thôi... nhan sắc có khác nào bị một muỗm acide vô tình tàn phá dung nhan. Người ta cho biết, mỗi mùa hè có rất nhiều người bị mụn phỏng, lở loét, ngứa ngáy vô cùng tai hại do vô tình đụng vào cây này. Cơ quan bảo toàn sức khoẻ của Canada và một số tiểu bang của Hoa Kỳ đã phải vào cuộc để tìm cách ngăn ngừa vụ này.
Bây giờ chúng ta xem video clip để thấy hình thù của cây Wild parsnip (cải hoang). Nếu trong sân, vườn nhà mình có hắn xuất hiện, thì hãy đeo bao tay, mặc quần áo kín đáo và lấy xẻng ra đào ngay cái gốc đó đi để trừ hậu hoạn. Nhớ đừng đụng vào phấn hoa và nhựa của nó, để đời ta không bị héo hon. Nếu lỡ đụng vào rồi, thì hãy đi lấy xà-bông rửa ngay lập tức- trước khi bước ra ngoài nắng hoặc vào bếp nóng.
Cầu chúc mọi sự tốt đẹp đến tất cả...

Lá thư từ Hỏa Ngục

Wednesday, June 29, 2016

TIÊU DIỆN ĐẠI SĨ * CHẨN TẾ THÍCH ĐỨC NIÊM

CHẨN TẾ: THÍCH ĐỨC NIỆM ( TRÀ VINH )

CHỮA PHIỀN NÃO BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIỀN TÂM TỪ

http://thuvienhoasen.org/a20773/chua-phien-nao-bang-phuong-phap-thien-tam-tu
Tạ Lê Cẩm Tú
Lời BBT:
Phương pháp thiền tâm từ hay còn gọi là “metta meditation”, hiện đang được vị Đại đức Samahita người Đan Mạch rao giảng trên các diễn đàn và trang mạng do chính ông sáng lập: http://what-buddha-said.net/. Tỳ kheo Samahita tên thật là Jan Erik Hansen, ông là bác sĩ y khoa theo học trường Đại Học Copenhagen, sau đó ông làm việc tại Imperial College London nước Anh với chức vị Phó Giáo Sư trước khi tấn phong danh hiệu Tỳ Kheo. Ông đến Sri Lanka năm 2001, xuất gia làm Sa Di tại Trung tâm Đào tạo Tỳ Kheo Maharagama ngày 29 tháng 1 2002 bởi Đại đức Madihe Paññasiha Mahanayaka Thera và thọ giới Tỳ kheo cũng ở trung tâm này vào ngày 05 Tháng 7 năm 2003 bởi Đại đức Nana Ratana Mahanayaka Thera. Hoạt động chủ yếu của ông là dành khối lượng thời gian lớn trong việc ngồi thiền, quán chiếu tại những khu rừng xa xôi ẩn dật của Sri Lanka và truyền bá giáo lý Phật pháp trực tuyến.

Phương pháp thiền tâm từ hay còn gọi là “metta meditation”, nghĩa gốc là tập kết bạn với tất cả mọi chúng hữu hình lẫn vô hình, rèn luyện chúng ta trở thành bạn thay vì kẻ thù với tất cả mọi người, mọi vật bằng tình yêu và sự rộng lượng, điều này là điều không thể không thực hiện được!


Vài lần tôi được trao đổi với đại đức Samahita về vấn làm sao để diệt được sầu não thì đại đức đáp rằng: “ hãy xem nó xuất phát từ đâu và nó sẽ tự diệt ngay lúc xuất phát”. Tôi không hiểu ý, khi hỏi lại cho rõ ràng thì ngài không đáp nhưng khích lệ thực hành phương pháp thiền tâm từ. Đại đức chia sẻ nhiều người đến và tâm sự với ngài rằng họ rất buồn, đau khổ, phiền não vì nhiều chuyện bên trong lẫn bên ngoài như ly dị, con cái bất hiếu, chồng có vợ bé, làm ăn thất bại, công việc không xuông xẻ, cộng sự đố kỵ, mất việc, thi rớt đại học, đất nước có chiến tranh, xe cộ đông đúc, khí bụi nhiều, quan lại hách dịch…, đã nhiều người tự tử vì không tìm ra lối thoát, không vượt qua được sự thất vọng, buồn đau… vậy thì chúng ta phải nên làm gì theo quan điểm nhà Phật?.

Ngài Samahita giải thích - tất cả chúng ta đều có tấm gương phản chiếu lại bên trong tâm của chúng ta, nhưng vì ngu tối chúng ta không nhận ra điều này. Nếu chúng ta gửi ra ngoài những ý nghĩ, hành động, lời nói xấu, tấm gương này dội đập lại tất cả và làm cho tâm chúng ta rất dễ bị sầu não, bất an. Nếu chúng ta làm chuyện tốt thì tấm gương sẽ phản chiếu niềm vui và an lạc.

Trong thiền tâm từ, trước hết chúng ta phải thực hành ngừa bệnh – đó là không làm chuyện ác xấu như viết sai sổ sách lấy tiền, tham nhũng, nói dối, trộm cắp, lấy đồ công cộng, hăm dọa người khác, giết hại sinh vật, quan hệ với vợ, chồng của bạn hoặc người đã có vợ chồng, chúng ta nên gìn giữ giới luật!. Song song đó, phải năng làm từ thiện, phóng sanh và tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng xung quanh không phân biệt nam, nữ, màu da, thành phần…

Tiếp theo là cách chữa bệnh - hãy ngồi một mình nơi yên tĩnh và tưởng tượng ra 1 chiếc gương trước mặt, 1 chiếc gương sau lưng, 1 chiếc gương trên đầu, và 1 chiếc gương phía dưới và đọc nguyện trong tâm: “ tôi là bạn của tất cả mọi loài hai chân, bốn chân và không chân, tôi là bạn với tất thảy mọi cõi giới mọi loài hữu hình lẫn vô hình, tôi nguyện mọi thảy chúng sanh được hạnh phúc, phước báu tràn đầy và không bị lầm than đau khổ”. Các bạn hãy nguyện chiếu cảm xúc hạnh phúc ra tất cả mọi hướng trên dưới, trái, phải, đằng trước và sau . Sau đó, hướng tâm nguyện tốt này tới đối tượng làm bạn sầu não như đồng nghiệp, sếp, chồng con…phát tâm nguyện liên tục cầu mong cho họ được bình an, hạnh phúc và mọi việc tốt đẹp và ổn thỏa… Lập đi và lại tâm nguyện này nhiều lần! Bạn sẽ ngạc nhiên vì sao tôi nói hãy cầu nguyện những điều tốt đẹp cho những kẻ gây bực tức và đau khổ cho bạn? Hãy cứ làm đi và xem chiếc gương Ngài Samahita nói tới có hiện hữu không nhé!

Helsinki, 19/07/2014
Tham khảo