Saturday, June 18, 2016

Alexandre Yersin * Cụ Phan Thanh Giản

shared Tài Talento's post.

Tài Talento
23 hrs
Viết về một người Tây rồi thì phải có bài viết về một người Ta, cho công bằng! ^^
NGÀY 6 TỈNH MIỀN NAM RƠI VÀO TAY GIẶC...


Đó là ngày 20-6-1867. Bọn chúng gồm 1000 tên lính thủy đánh bộ bao vây thành Vĩnh Long. 7 giờ sáng, bọn chúng mời Ông xuống tàu thương lượng, thực chất là bắt ông nộp thành đầu hàng. Điều này ông đã biết từ lâu, ông ngỏ ý: "Để xin ý kiến triều đình đã". Khi về thì tỉnh Vĩnh Long bị chiếm. Sau đó, ông vẫn dửng dưng khi được báo tin thành An Giang và Hà Tiên cũng vừa đổi chủ.
Rồi ông dọn ra một gian nhà tranh, bắt đầu tuyệt thực. Ông khuyên con đừng hợp tác với Pháp. Ông dặn hãy mang thi hài mình về mai táng ở quê, trên mộ chỉ cần ghi: "Mộ người học trò già họ Phan bên bờ biển Nam Hải". Nhịn ăn 7 ngày chưa chết, ngày 7-8-1867, ông mặc phẩm phục, quay về phương Bắc lạy triều đình 5 lạy, rồi uống chén thuốc độc chết.
Dân chúng gọi là: "Phan Lâm mãi quốc", tức là ông bán nước.
Tự Đức sai lột hết chức tước và đục tên ông khỏi Bia Tiến sĩ.
Nhưng một đời ông vì dân, vì nước. Ông chính là Phan Thanh Giản.
VẬY, NƯỚC TA RƠI VÀO TAY GIẶC NHƯ THẾ NÀO?
Ai cũng biết ta là thuộc địa của Pháp, nhưng nếu chịu tìm hiểu, sẽ thấy quá trình nó diễn ra từ từ. Thậm chí là ta mất Gia Định trước Hà Nội tới cả hơn 20 năm. Và đương nhiên, đó cũng là lý do Sài Gòn phát triển sớm hơn Hà Nội về mọi mặt.
Năm 1858, Pháp nổ súng tại Đà Nẵng. Không hiểu sao ít ai biết, trận đánh này, ta thắng Pháp! Đó là trận đánh huy hoàng của danh tướng Nguyễn Tri Phương.
Năm 1861, Pháp quay trở vào Nam đánh thành Gia Định. Bên ta chiến đấu cũng là Nguyễn Tri Phương. Nhưng ông bị thương, phải ra Trung dưỡng. Ta mất thành này đầu tiên.
Biết sao tiếp không? Triều đình lo... tập trung dẹp khởi nghĩa nông dân miền Bắc, nên sai Phan Thanh Giản ký hiệp ước cắt 3 tỉnh miền Đông: Gia Định, Biên Hòa và Định Tường (tức cả miền Đông Nam Bộ và 3 tỉnh: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp bây giờ) cho Pháp! Đó là năm 1862, năm dấu mốc đầu tiên ta mất đất.
Xong, triều đình lại phê phán Phan Thanh Giản rồi đẩy ông về Vĩnh Long. Phan biết chuyện đã sớm thì muộn Pháp cũng chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây thôi. Vậy, năm 1867, ta mất tiếp Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Bọn chúng chiếm cả miền Nam, gọi chung là Cochinchine (lấy tên theo dòng sông Cổ Chiên và ở gần China hơn).
Năm 1873, chúng tấn công thành Hà Nội. Xong chiếm luôn Phủ Lý, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình! Song, chúng ký Hiệp ước khác trả lại Hà Nội, nhưng Triều đình phải chấp nhận hoàn toàn 6 tỉnh miền Nam cho chúng!
Mãi tới năm 1883, nhân dịp loạn lạc sau khi Tự Đức chết, chúng đánh lại thành Hà Nội. Bên ta lúc này là tướng Hoàng Diệu. Ông cũng tự sát. Triều đình ký tiếp một Hiệp ước, công nhận toàn quốc là thuộc địa của Pháp!
Xong, năm 1884, một Hiệp ước cuối được ký, trong đó chia nước ta thành 3 Tiểu quốc: Tonkin - Bắc Kỳ là xứ tự trị, Triều đình chỉ có quyền hành ở Annam - Trung Kỳ, còn toàn bộ Cochinchine - Nam Kỳ là đất Pháp rồi.
Vậy là ta mất nước...
6 hrs
Một người Pháp nhưng xứng đáng hơn rất nhiều người Việt !
Có những người đến từ một nơi xa xăm để giúp đỡ cho một đất nước không thuộc về họ!
Tuy nhiên cũng có những người lại nhẫn tâm đi bán nơi chôn nhau , cắt rốn của họ cho một nước khác !
Tài Talento

Đầu năm 1943, ông đau nặng. Sáng sớm ngày 1/3, ông bảo người hầu già nâng ông ngồi dậy, nhìn ra biển Đông, rồi nhắm mắt, bình thản ra đi ở tuổi 80 mà không có người thân nào bên cạnh. Ông để lại chúc thư, dặn hãy chôn cất ông ở Nha Trang để mãi được gần gũi những người ông yêu mến.
Cả xóm Cồn hôm ấy và mấy ngày liền sau đó không ai đi biển. Họ khóc như mưa trước cái chết của người ân nhân dành cả cuộc đời cho họ: "Thầy Năm qua đời, từ nay ai giúp đỡ chúng tôi đâu?". Nhà nhà đều bày bàn thờ với tấm hình ông ở nơi trang trọng nhất.
Ngày nay, cứ ngày 1/3 hàng năm, dân chúng trong vùng lại kéo đến viếng mộ ông.
Ông chính là Alexandre Yersin.
Ông là học trò của Luis Pasteur, người tìm ra vaccine. Khi tưởng chừng sắp được giải Nobel Y học tiếp theo về bệnh bạch hầu, ông quyết định ra đi. Ông lên tàu, làm bác sĩ trên tàu, rồi yêu mến mỗi lần tàu cặp bến Nha Trang. Ông chọn nơi đây làm nơi cư ngụ, chữa bệnh tại địa phương và dành những ngày nghỉ đi thám hiểm.
Ngày 21-3-1893, ông tìm ra cao nguyên Lang Biang. Nói cách khác, ông là "cha đẻ" của thành phố Đà Lạt.
Năm 1894, ông tìm ra chuột chính là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Ông mở Viện Pasteur ở Nha Trang để bào chế vaccine giúp người Việt chống lại bệnh này.
Ông sống giản dị trong ngôi nhà gỗ nhỏ, nói tiếng Việt giỏi, ngày đêm có ai nghèo ốm đau ông đều tới chữa miễn phí.
Ông làm những dụng cụ đơn giản để dự báo thời tiết. Khi sắp có bão to, ông treo ngọn đèn rất sáng ở một cột cao ngay trên nóc nhà báo cho dân xóm Cồn biết mà không ra biển.
Ông bỏ tiền riêng thuê kéo ống nước về đặt máy nước nhiều nơi cho dân sử dụng.
Ông dành một tủ sách lớn cho bọn trẻ vào đọc. Ông chia bánh kẹo, dạy chúng thiên văn và dự báo khí tượng.
Năm 1902, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y Dược Hà Nội.
25 năm cuối đời, ông tập trung nghiên cứu di thực các loài cây ôn đời vào nước ta. Nhờ ông, ta có thêm su hào, bắp cải, cà rốt, xà lách, súp lơ... Và đặc biệt có thêm cà phê và cao su.

No comments:

Post a Comment