Nghi ThứcSIÊU ĐỘ
Ngày thứ 49 là ngày mà vong chánh thức bước vào một cảnh giới mới, làm sao biết được vong đã ra đi?
Muốn biết được vong đã ra đi chưa, người chủ lễ phải giữ Tâm Bình mới có thể nhận được cảm giác đó.
Khi khóa lễ đến phần niệm Phật, vị chủ lễ có thể nhờ một vài thân nhân hay bạn bè quen biết, thành tâm cùng niệm Phật để “tăng sức”, để “cổ võ” cho hương linh. Trong lúc đó, vị chủ lễ khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát để nhờ Ngài tiếp dẫn hương linh. Trong thời gian Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng quyến thuộc của Ngài làm việc, vị chủ lễ sẽ đem hết tâm thành niệm danh hiệu của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong khoảng từ 10-15 phút. Sau 15 phút, tiếng niệm Phật chấm dứt, vị chủ lễ ngồi lại tịnh tâm thì có thể cảm giác được là vong vẫn còn hiện diện hay đã đi rồi. Điều này khó diễn tả bằng lời, nó tùy thuộc vào trạng thái Bình của người chủ lễ khi đó. Tuy nhiên, nếu trong suốt 49 ngày, việc siêu độ được hành trì với một tấm lòng tha thiết, với một chân tình thật là sâu sắc, vị chủ lễ tận tâm giảng dạy, dẫn dắt vong linh qua từng lời khuyên, từng lời Pháp, chắc chắn rằng trí huệ của vong linh sẽ bừng sáng, thần thức chân thành rung động, vong linh hoán chuyển cảnh giới rất dễ dàng.
Nếu người chủ lễ có Đạo Lực, việc cảm nhận cũng không khó khăn đâu, chỉ cần người chủ lễ giữ tâm Bình thì sẽ cảm nhận được ngay. Điều này cũng giống y như việc, có uống ly nước rồi, mới biết ly nước đó lạnh hay nóng? Rất khó diễn tả bằng lời lắm!
Còn đối với người chủ lễ không có Đạo Lực, cũng vẫn phải giữ Tâm Bình mới cảm nhận được vong linh đã ra đi chưa? Tuy nhiên, việc đó xem như là một món quà mà thôi.
Khi người chủ lễ khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát để nhờ Ngài dẫn dắt cho vong linh, công việc của Ngài là đưa vong linh đi theo đúng cảnh giới của vong. Điều này đòi hỏi, trong suốt 49 ngày, người chủ lễ dù cho có Đạo Lực hay không có Đạo Lực, có thành tâm thành ý, có đem hết sức của mình ra để siêu độ cho vong linh hay không? Và việc siêu độ có đi từng bước một theo sự hướng dẫn trong quyển sách hay không? Nếu người chủ lễ làm đầy đủ hết tất cả mọi việc ghi trong quyển sách, kèm theo một tâm thành của mình, điều đó nói lên được rằng, người chủ lễ đã giúp cho vong linh tu tập trong suốt 49 ngày.
Nếu đã giúp được cho vong linh tu tập trong suốt 49 ngày, thì chắc chắn rằng vong linh sẽ được Ngài Địa Tạng đưa đi vào ngày thứ 49. Mỗi ngày, vị chủ lễ đều có khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ngài sẽ để tâm theo dõi việc tu tập của vong linh, và Ngài cũng hỗ trợ để cho vong linh tu tập.
Cho nên, nếu vị chủ lễ không cảm giác được việc ra đi của vong, cũng đừng thắc mắc, không sao cả! Nếu làm đúng hết các bổn phận, các chỉ dẫn, đem hết tâm thành của mình ra để siêu độ cho vong, chắc chắn rằng vong sẽ đi về đúng cảnh giới mà vong đã chọn lựa.
Một điều quan trọng, quan trọng vô cùng mà người chủ lễ phải ghi nhận là: nếu đã có sự Thành Tâm, Thành Ý siêu độ, thì chắc chắn rằng vong không bao giờ bị đọa vào Tam Đồ. Sẽ chỉ có 3 cảnh giới mà vong được chọn lựa, đó là: Cõi Phật, Cõi Trời và Cõi Người mà thôi. Đó là món quà quý giá dành cho người chủ lễ đối với vong linh, mà đó cũng là món quà của vong nếu vong chịu khó tu tập trong 49 ngày. Cho nên, chỉ vỏn vẹn có 49 ngày mà giúp cho một thần thức được thăng hoa, thì thời giờ mình bỏ ra, công sức mình đưa ra, không có gì là quá đáng. Tất cả đều được đền bù một cách tương xứng.
Nếu hành trì đúng việc siêu độ thì cảnh giới thấp nhất để vong thác sanh, sẽ là cảnh giới NGƯỜI, việc đọa TAM ĐỒ, chắc chắn là không!
Tại sao Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát không thể tiếp dẫn được cho một vong linh không tu tập, không sám hối, không buông xả, để đi về một cảnh giới, mà bắt buộc người chủ lễ phải giúp cho vong tu tập trong 49 ngày, rồi sau đó, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát mới có thể giúp cho vong đi một cách dễ dàng?
Vong phải tự phát nguyện sửa đổi mình!
Phải nhớ rằng: Một Con Người hiện diện trên cõi Đời là để làm gì? Để trả nghiệp, và sau đó, nếu không biết tu tập, thì lại tiếp tục tạo nghiệp; còn nếu biết tu tập, thì chỉ lo trả nghiệp và ngừng việc tạo nghiệp.
Nếu bây giờ một người đến để trả nghiệp, rồi lại tạo nghiệp, không biết trả được bao nhiêu nghiệp, mà lại tạo thêm nghiệp, thì chắc chắn rằng, nghiệp lực mà người đó mang, phải lên cao chớ không xuống thấp. Bây giờ người đó mất đi, mà vẫn còn mang những cái nghiệp, hoặc trả chưa xong, hoặc trả được một phần, hoặc có khi trả được rồi, nhưng vì tạo thêm nghiệp, cho nên nghiệp chất chồng, vong linh đó phải làm sao để được ung dung tự tại muốn đi đâu thì đi?
Lấy thí dụ: một người bị giam cầm trong ngục thất, nếu người đó tỏ ra ăn năn sám hối, sửa đổi con người của mình, làm được nhiều điều tốt đẹp, chứng tỏ là tôi đã có một sự sửa đổi thật sự, trở thành ra người tốt, người hữu dụng, khi đó, quan tòa mới có thể xem xét trường hợp của người này để quyết định nên cho người này được tự do ngay hay là hưởng trường hợp giảm khinh, thu ngắn thời gian giam cầm lại.
Một vong linh cũng y như vậy. Lìa khỏi trần thế ra đi, nếu một người có được huệ nhãn, sẽ thấy được rằng, vong linh đó không có đi một cách nhẹ nhàng đâu, mà phải lôi, phải kéo. Lôi kéo cái gì? Lôi kéo những nghiệp lực của mình. Tùy theo mỗi vong linh, mà sự lôi kéo đó sẽ nặng nề nhiều hay ít.
Một vong linh lôi kéo cái gánh nặng như vậy, liệu rằng có thể đi đâu xa được hay không? Chắc chắn là không thể đi đâu xa được hết, nếu không muốn nói là giậm chân tại chỗ.
Nếu bây giờ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát chận vong linh đó lại, và nói rằng: “Muốn đi về đâu? Ta sẽ giúp cho.”
Vong linh đó chỉ rằng: “Tôi muốn đi về hướng đó.”
Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát có thể giúp cho vong linh đó đi, nhưng vì cái gánh ở ngoài sau quá nặng, vong linh đó cũng vẫn không đi được. Dù cho Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát có lôi có kéo họ, họ cũng vẫn không đi được. Những nghiệp lực mà vong linh mang theo, có một sức hút rất đặc biệt là nó trì lại, vong linh muốn đi tới, nhưng chính nó trì lại, và khiến cho không lôi kéo được cái gánh nặng đó.
Vì vậy mà Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng đành phải bó tay, trước nghiệp lực của một vong linh.
Chỉ có người chủ lễ, với vai trò Thiện Tri Thức, mới có thể giúp cho vong linh hiểu rõ một cách thâm sâu, là làm thế nào để có thể mất đi cái tầm ảnh hưởng của sức hút của gánh nặng đó. Mà muốn làm giảm đi cái sức hút đó, vong linh phải biết sám hối.
Sám hối với ai? Sám hối với cái gì? Chính là sám hối với những nghiệp lực mà vong linh đã mang theo đó.
Với vai trò là một thiện tri thức, người chủ lễ sẽ chỉ dẫn cho vong linh biết cách sám hối, cách trì Chú, cách niệm Phật.
Để chi?
- Để thể hiện sự ăn năn, hối hận của mình đối với những nghiệp lực mà mình đã mang theo, để làm giảm đi sức trì lại của cái gánh nặng.
- Nhờ có sám hối, nhờ có trì Chú, nhờ có niệm Phật mà Trí Huệ của thần thức được sáng lên.
Một mặt thì giảm sự trì kéo của nghiệp lực mà mình đang mang theo đó, một mặt thì trí huệ được phát sáng, nhận chân ra được mình phải đi về đâu. Lúc đó vẫn phải nhờ đến sự giúp đỡ của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, đưa đi đến đúng cảnh giới của mình. Nhờ có ánh sáng chỉ đường, cho nên biết được đi về đâu, nhờ sức trì kéo được giảm đi, vong linh sẽ đi dễ dàng hơn, với sự giúp sức của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nên nhớ rằng, trong vấn đề siêu thoát, phải do chính tự thần thức rung động.
Thần thức rung động có nghĩa là gì? Có nghĩa là thần thức nhận chân ra được rằng, cái gánh nặng mà mình kéo đó, chứa toàn là nghiệp lực của mình, mà những nghiệp lực đó là do chính mình tạo nên, thì bây giờ mình phải biết ăn năn sám hối, với những người mà mình đã gây tạo nghiệp chướng. Không thể nói rằng, tôi tha hồ tạo tác, rồi bây giờ thì nhởn nhởn nhơ nhơ, muốn làm gì thì theo tự ý mình. Như thế là không được!
Cõi Âm cũng như Cõi Dương, tất cả đều có một sự bình đẳng ngang nhau, không có vấn đề muốn làm gì thì làm. Tu tập là một sự hoán chuyển từ bên trong của mình, để làm gì? Để làm cho Tâm thức của mình ngời sáng lên, cho Ý thức của mình rực rỡ thêm, cho Tánh xấu của mình giảm bớt xuống. Cho nên sự hoán chuyển phải đi từ ở bên trong, chớ không phải do ở bên ngoài tác động vào.
Do đó, việc Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp đỡ là một tác động từ bên ngoài, nhưng muốn nhận được sự giúp đỡ đó, thần thức phải có một sự hoán chuyển từ ở bên trong.
Tóm lại, tu tập là phải tự lực trước, rồi sau đó mới cầu đến tha lực; dù tha lực đó là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát hay là Đức A Di Đà Phật, hay ai đó cũng vậy, then chốt vẫn là cá nhân đó phải tự lực trước.
Không có tự lực thì như người đeo đá, mà đá đó không phải đá bình thường, mà là đá nam châm, cho nên hút xuống, không gỡ lên được. Nếu là một cục đá bình thường, thì trong mười phương, Chư Phật và Bồ Tát hằng hà sa số, đủ để cứu vớt hết tất cả chúng sanh trong cõi Ta Bà rồi.
Mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Chư Thiên, chư Thánh, tất cả sẵn sàng tiếp dẫn các vong linh. Nhưng, tiếp dẫn là đem xe đến nơi để chở đi, các vong linh phải tự bước lên chiếc xe, nếu không bước lên được, thì xem như đã lỡ chuyến xe rồi.
Mà bước lên không được chỉ vì bị sức trì xuống. Cho nên, giúp cho thần thức tu tập là giúp cho thần thức làm tiêu đi tính chất trì hút của tảng đá nghiệp lực mà mình phải đeo.
http://lacphap.com/item/429-lam-sao-biet-duoc-vong-linh-sieu-thoat-ve-coi-nao
Chiêm bao thấy người thân, không biết có được siêu thoát hay chưa?
(PGVN)
Kính bạch thầy, Người thân con mất đã lâu, nhưng trong giấc ngủ con thường mộng thấy người ấy hiện về. Như vậy, con không biết trường hợp nầy như thế nào? Người thân con có được siêu thoát hay chưa?
Vấn đề nầy chúng tôi không thể trả lời một cách khẳng quyết có hay không được. Lý do là vì chúng tôi không thấy biết làm sao chúng tôi dám nói một cách khẳng quyết. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài điềm mộng đã được ghi chép trong sách sử rồi tùy phật tử quyết đoán. Có những điềm mộng lại trở thành sự thật. Nhưng trước hết, chúng ta cũng nên biết qua có mấy loại mộng. Nói đến mộng trong nhà Phật có nêu ra ba loại mộng:
1. Cửu thức tuần du.
2. Tứ đại thuyên tăng.
3. Thiện ác tiên triệu.
1. Loại mộng cửu thức tuần du nầy, là do những kỷ niệm của ký ức hiện khởi. Đây là do những hạt giống mà chúng ta đã huân tập lâu đời hoặc hiện đời, mà nó được cất chứa ẩn tàng sâu kín trong kho A lại da thức, nay trong lúc ngủ nó hiện khởi lên tạo thành chiêm bao. Tùy theo sức năng huân của chúng ta mà những hạt giống nầy nó có cường độ mạnh yếu khác nhau. Có những hạt giống mà ta mới huân vào gây nên một ấn tượng sâu đậm rất mạnh.
Do đó, nên nó có thể hiện khởi ngay trong giấc ngủ. Như trường hợp ta nhớ một hình ảnh đặc biệt, hay một phong cảnh đẹp đẽ nào đó mà mình khắc ghi sâu đậm vào trong tâm thức. Những hạt giống nầy nó nằm trên bề mặt của vô thức nên nó hiện khởi trước.
2. Loại mộng tứ đại thuyên tăng nầy là do sự bất hòa của tứ đại mà có ra. Như trường hợp ta bị nóng sốt cao độ chẳng hạn. Lúc đó, tinh thần ta bị mê sảng, nên trong giấc ngủ ta thấy nhiều cảnh mộng hung dữ.
3. Loại mộng thiện ác tiên triệu nầy là có những điềm lành hoặc dữ báo trước cho chúng ta biết. Đây thuộc loại mộng mà phật tử đã thấy nêu ra. Để phật tử suy nghiệm rõ hơn về loại mộng nầy, tôi xin nêu ra đây một vài điềm mộng báo trước mà trong sách sử đã ghi lại.
|
Ảnh minh họa |
Trường hợp 1. Đọc lịch sử đức Phật Thích Ca, chúng ta thấy sử ghi lại, bà hoàng hậu Ma Gia sau khi phát chẩn cho những kẻ tàn tật cơ hàn, đêm lại bà nằm mộng thấy con bạch tượng có sáu ngà từ trên không trung hiện xuống và rồi chui vào hông bên hữu của bà. Sáng ra, bà tâu cho nhà vua biết và nhà vua truyền mời thầy đoán mộng đến đoán. Ông thầy đoán mộng cho biết, sau nầy hoàng hậu sẽ sanh một hoàng nam tài năng xuất chúng v.v… Nếu thái tử ở đời sẽ làm vị chuyển luân thánh vương và nếu xuất gia tu hành sẽ trở thành một vị Phật. Điềm mộng nầy đã trở thành một sự thật.
Trường hợp 2. Lịch sử Trung Quốc có ghi lại điềm mộng của vua Hán Minh Đế ở vào thời đại Hậu Hán (Đông Hán) niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ ba (TL 60). Một hôm nhà vua nằm mộng thấy một người mình vàng, cao một trượng sáu (2m6) trên đỉnh có hào quang chiếu sáng như mặt trời bay đến trước sân điện nhà vua. Sáng ra, nhà vua bèn đem điềm mộng ấy hỏi trong quần thần, khi ấy có ông Thái sư Phó Nghị tâu rằng: Thần nghe bên Tây Vức (Ấn Độ) có vị Thánh hiệu là Phật Đà toàn thân một màu vàng kim sắc, có khi bệ hạ đã thấy Ngài đó chăng…? Chuyện nầy đã trở thành sự thật và đã được ghi lại trong phần đầu của Kinh Tứ Thập Nhị Chương, do giáo sư Hoàn Quan dịch.
Trường hợp 3. Trong quyển “Những Truyện Cổ Việt Nam mang màu sắc Phật Giáo” do thầy Lệ Như Thích Trung Hậu biên soạn, có kể câu chuyện Từ Đạo Hạnh là con trai của Từ Vinh. Ông Từ Vinh bị nhà sư Đại Diên dùng phép thuật đánh Từ Vinh chết. Chuyện ghi lại: “Cái đêm Từ Vinh chết Từ Đạo Hạnh được cha báo mộng cho biết sự tình và nhắc đi nhắc lại tên Đại Diên dặn phải trả thù cho bằng được. Tỉnh dậy, chàng hốt hoảng tìm cha, và chàng xiết bao đau đớn khi thấy thây cha nổi trên mặt nước…” Sau nầy sư Đại Diên bị Từ Đạo Hạnh đánh chết, đó là chuyện ân oán trả vay với nhau.
Trường hợp 4. Trong quyển Truyện Cổ Phật Giáo tập 4 do Minh Chiếu sưu tập có kể câu chuyện: “Quả Cam Oan Nghiệt”. Một người Tàu Quảng Đông, tên Tàu Dư đã bị người bạn tên Phan Phiên giết chết để chiếm đoạt số vàng bạc. Anh nầy bị chết oan, nên báo mộng cho ông quan tên Tào Công để biết rõ nội vụ.
Trong chuyện có đoạn nói về sự báo mộng, trong khi ông quan nầy đang ngồi đọc sách rồi gục xuống bàn mà ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ ông mộng thấy như sau: “Một người Tàu vào đặt ngay thư án một chiếc quả sơn đỏ, rồi vái hai vái mà lui. Công mở quả xem thì thấy một trái cam chín thắm. Công toan cầm cam lên ngửi thì một con quạ bay đến, lấy chân quắp tha đi, Công vội đuổi theo thì vấp ngã… Giật mình tỉnh dậy thì là một giấc chiêm bao…” Câu chuyện thật đã xảy ra in như trong giấc chiêm bao mà ông quan đó đã thấy. (Muốn biết rõ đầu đuôi câu chuyện nhân quả oan nghiệt khủng khiếp nầy, xin quý vị tìm đọc Truyện Cổ Phật Giáo tập 4, trang 81).
Những điềm mộng báo trước sự việc xảy ra như thế, chúng tôi thấy còn rất nhiều trong sử sách ghi lại. Đồng thời, chúng tôi cũng đã được nghe nhiều người kể lại, nhưng ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra bốn trường hợp trên, thiết nghĩ, cũng tạm đủ để chứng minh cho phật tử thấy biết để xét đoán.
Nếu y cứ vào trong kinh nói, thì có những người sau khi chết, qua 49 ngày là tùy nghiệp lành dữ mà thọ sanh vào các loài khác nhau. Có người, vì nghiệp duyên tham trước luyến ái sâu nặng, nên họ không thể siêu thoát về những cảnh giới lành được. Do đó, họ phải đọa lạc vào những loài ma quỷ đi lang thang không nơi nương tựa, mà trong kinh thường gọi là những loại cô hồn đói khát.
Trường hợp như bà Thanh Đề thân mẫu của Tôn giả Mục kiền liên bị đọa vào loài quỷ đói như trong Kinh Vu lan Bồn đã diễn tả. Vì thế, mà chúng ta cần phải tụng kinh làm nhiều việc phước lành để cầu siêu độ cho họ. Dù người mất đã lâu, chúng ta cũng có thể vì họ mà làm mọi việc phước lành và nhất là phải tụng kinh niệm Phật để hồi hướng cầu nguyện cho họ. Có thế, thì hương linh của người mất, nhờ đó mà cũng được thừa hưởng ít phần lợi lạc. Xin phật tử nên vì mẹ mà cố gắng tu tạo nhiều việc phước lành để thành tâm hồi hướng phước đức đó về cho mẹ mình. Được vậy, thì rất là quý báu, vì cả hai đều được ân triêm lợi lạc vậy.
Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả
Vấn: Chúng con Liên hữu Liên tông Tịnh độ Non bồng, cư trú vùng đồng bằng sông Cửu long, thường xuyên thọ Bát Quan Trai, nghe pháp, học giáo lý, tu tập thiền tụng…Tuy nhiên từ trước đến nay khi tụng kinh ngang qua bài “thần chú vãng sanh”, chúng con nhận thấy nhiều người phát tâm tụng công cứ, tụng rất nhiều, cả nước tụng, nhưng chưa biết nguồn gốc “thần chú vãng sanh”, sự ứng dụng của thần chú, ý nghĩa của thần chú, cách thức tụng thần chú, công dụng của thần chú ra sao? Ngưỡng mong Sư từ bi hướng dẫn chúng con tu tập? Tụng nhiều, thường tụng, nhưng ít nghe giảng về thần chú vãng sanh, chúng con muốn học về thần chú vãng sanh? Đáp: Năm tuổi, Sư đã thuộc và tụng thần chú vãng sanh, cả nhà tụng chú, lớn tụng chú, nhỏ tụng chú, mỗi ngày tụng niệm từ mười chuổi trường trở lên, tụng xong tinh thần nhẹ, sảng khoai…cầm chắc trong tay ngày hôm nay không bị nghiệp chướng đè nặng thân tâm, không bị hôn mê, không bị đọa địa ngục. Nếu có người cõi âm chưa siêu thóat, nghe thấy biết được chú lực nầy sẽ được siêu thóat cực lạc tây phương.
Thần lực chú vãng sanh Thần chú có lực rất mạnh, nên người Phật tử Việt nam hay thế giới đều tụng niệm thần chú vãng sanh; là người con Phật đều có niệm “thần chú vãng sanh”
Những năm còn ở tại gia đi học, vào buổi tối “đi khóa lễ tụng kinh”, đến bài thần chú thì niệm 3 biến, có khi niệm đến 7 biến hay 21 biến, lúc bấy giờ niệm như vầy:
Vãng sanh quyết định chơn ngôn Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Đà ra ni Nam mô A Di Đa bà đạ Đa tha dà đa dạ Đa điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na Chỉ đa ca lệ ta bà ha Câu cuối có niệm: Nam mô A Di đà Phật
Tụng xong 21 biến, thân tâm nhẹ nhàng thư thái, không còn lo sợ cõi âm quấy nhiễu, sợ ma, vì họ đã siêu thoát theo lời cầu nguyện trong chú lực rồi.
Đến ngày 30 tháng 7 năm Canh tý (1960) về non núi ở tu hành, thời công phu khuya, Đức Tôn sư không cho tụng chú Thủ lăng nghiêm, bảo là các chú tiểu không đủ phước lực để tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm, mà chỉ tụng kinh Phổ môn, Thập chú…đến khi nào có thọ giới pháp, khôn lớn làm Thầy, mang pháp y rồi mới tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm. Nhưng ở non tu hành thì khổ hạnh lắm, công quả nhiều, ăn uống đơn giản, ăn ít, ít thực phẩm, không ăn hàng vặt. Mỗi ngày tụng kinh thật nhiều: - 6 giờ sáng có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút – 8 giờ khóa lễ Vu Lan – 12 giờ khóa lễ tụng kinh Địa Mẫu, 16 giờ khóa lễ công phu chiều – 18 giờ có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút – 19 giờ khóa lễ Tịnh độ tối – 24 giờ khóa lễ tụng kinh Địa Mẫu…
Mới 14 tuổi mà phải theo người lớn tụng niệm như thế, ai tụng đúng đủ thì được khen, ai trốn tụng kinh lạy Phật thì bị phạt, Đức tôn sư la rầy, đêm đến mà trốn tụng kinh thì vị trưởng chúng cho đốt đèn măng-xông đi kiếm, cho nên nói việc tu ở núi là cầm chắc trong tay thuộc diện tu “thiệt tình”, tu đúng, tu đủ, “không ăn gian” với đàn việt, đàn na tín thí. Ngòai các giờ tụng niệm thì học Phật pháp, công quả vận thủy sài đầu, đi rừng hái măng, cưa củi, cưa cây làm chùa. Làm chú tiểu trên núi tại Non bồng là đúng nghĩa, làm Sơn Tăng tại Tổ đình Linh Sơn Non bồng là có chất lượng; xuất thân từ “Đạo tràng Tây phuơng Bồng đão là “ăn chắc mặt dày”; người làm nông gọi là “lúa chắc, không lép”; người tu Phật ở Tổ đình Linh Sơn là “tu sĩ thật”, là “thiền gia chân chánh”; “liên hữu chánh tông”.
Ngòai các việc trên, ai siêng thì tụng niệm chú Đại bi, chú vãng sanh, đóng đại hồng chung niệm Phật; lại còn thêm phát nguyện:”nguyện tu bất thối chuyển”, ở non núi “sống gởi nạc, thác gởi xương”, nguyện không rời khỏi non núi. Thuở thiếu niên Tăng, Sư được quý Thầy lớn dẫn tụng khóa lễ Tịnh độ tối, lúc tụng đến Thần chú vãng sanh” thì tụng như sau:
Vãng sanh quyết định chơn ngôn Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Đà ra ni Nam mô A Di Đa bà đạ Đa tha dà đa dạ Đa điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na Chỉ đa ca lệ ta bà ha Câu cuối có niệm: Nam mô A Di đà Phật
Khi còn ở non tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:
Vãng sanh Tịnh độ thần chú Nam mô A Di Đa bà đạ Đa tha dà đa dạ Đa điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na Chỉ đa ca lệ ta bà ha
Khi xuống non tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:
Nam mô A Di Đa bà đạ Đa tha dà đa dạ Đa điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na Chỉ đa ca lệ ta bà ha
Lúc xuống non, đi học ở Saigon ở tại Việt Nam Quốc Tự, chùa Trấn Quốc, chùa Thới Hòa, chùa Linh Sơn đi khóa lễ theo nhà thiền thì sau khi tụng kinh Bổ khuyết Bát nhã thì tụng thần chú vãng sanh như sau:
Vãng sanh Tịnh độ thần chú Nam mô A Di Đa bà đạ Đa tha dà đa dạ Đa điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na Chỉ đa ca lệ ta bà ha…
Tiếp: Nam mô A di đa bà dạ…
Năm 1968 khi về Quan Âm Tu Viện, dù có nhập thất hay không, thì ngày nào Sư cũng tụng 100 chuổi tràng hạt “thần chú vãng sanh”, tụng công cứ cho đến ngày hòa bình.
Khuyến tấn: Ngày nay lớn tuổi làm Hòa thượng, vẫn tụng “thần chú vãng sanh” nhưng thường xuyên khuyến giáo chư Tăng Ni, Phật tử niệm công cứ chú vãng sanh để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ nhiều đời đã qua siêu sanh lạc quốc, cầu cho âm siêu dương thạnh. Nhất là khuyến tấn những gia đình trước có sử dụng bùa phép, Lục Xiêm, Lục Miên, Lục Lèo, bình sanh lúc chưa tu Phật hay sên bùa ngãi ám hại người khác, cho phép người làm ăn, người làm nghề lổ bang xây nhà cửa làm việc trấn ếm; hoặc sinh tiền hay làm việc trấn ếm các việc khác…nay khi phát nguyện tu Phật thì tụng “thần chú vãng sanh” thật nhiều để hồi hướng cho âm binh chướng khí nhà cửa sáng sủa trở lại, hoặc tụng thần chú vãng sanh cầu cho nghiệp lực tiêu pha, nhẹ nhàng tâm thảm, làm cho thanh tịnh pháp giới, chuyển hóa âm khí lạnh lùng đơn độc trở nên ấm áp nhà cửa ruộng vườn, âm dương phân tiết điều hòa, tam nghiệp ba đời được thoát hóa luân hồi. Thần chú vãng sanh xuất phát từ trào lưu hành pháp Mật tông bên Thiên trước; đến cuối đời Lưu Tống niên hiệu Nguyên Gia, ngài Pháp sư Cầu Na Bạt Đà La từ nước Thiên trước hành đạo đến Đông độ và dịch Thần chú ra tiếng Trung hoa. Thần chú Vãng sanh Tịnh độ là một bài chú được trích trong kinh Bổn Mạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni, nơi hàm chữ CHƠN trong Mật Tạng.
Theo kinh Niệm Phật Ba La Mật, bản dịch Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, phẩm thứ 7, có bài Khuyến phát niệm Phật và đọc tụng chơn ngôn thần chú:”Ngài Phổ Hiền Đại Bồ Tát vì thương tưởng chúng sanh thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, lọan trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành ít. nên ngài đã ban thêm cho người niệm Phật bài thần chú vãng sanh, để thủ hộ thân tâm người niệm Phật, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng về cực lạc…”
Người Phật tử hay các liên hữu tu Tịnh độ, người phàm phu muốn tiêu trừ nghiệp chướng thì trì thần chú vãng sanh; chú vãng sanh nói cho đủ là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni, bài chú tuy nằm trong sách Mật tạng. Tuy nhiên thần chú có duyên thật nhiều với người tu Tịnh độ, với các Tự Viện Triều tiên, Nhật bản, Trung hoa, Việt nam xưa nay, với các thời công phu tu tập trong chốn thiền lâm trên thế giới, nên các bậc đại đạo sư có thích nghĩa để lưu lại như sau: Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni, nghĩa là: nhổ hết thảy các nghiệp chướng từ xưa đã thành gốc rễ; Căn là rễ, Bổn là gốc. Có xua tan tận gốc, tận rễ các nghiệp chướng trong ba đời rthì mới sanh về cõi Cực lạc Tịnh độ. Đà Ra Ni (đà la ni) là thần chú, dịch là tổng trì, gọi tắt là “Thần chú Vãng sanh”.
Ý nghĩa chú vãng sanh Nói cho đủ là:” Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni (14 chữ). Thần chú vãng sanh có năng lực:” nhổ hết thảy nghiệp chướng tận gốc rễ để được vãng sanh cõi Tịnh độ”. Chúng ta cần nên biết thật chắc, là Thần chú vãng sanh có 59 chữ (các bạn khi nào đếm thử thì thấy đúng 59 chữ).
Quý Phật tử tụng chú vãng sanh, nhưng chưa bao giờ chú ý đến ý nghĩa bài tựa của chú vãng sanh, nay Sư sẽ giúp các vị hiểu rõ về bài thần chú mà Phật tử từng đọc hằng đêm. Đọc tụng mà hiểu thì mau siêu thóat, đọc tụng mà không hiểu hoặc hiểu mù mờ thì thật là uổng công vô ích cho đời tu niệm.
Chúng ta có thể hiểu rõ chữ Vãng là đi, đi về, đã qua, cũng có thể gọi là chết. Chữ Sanh là đến, sanh ra, sanh
Vãng sanh là chết cõi trần nầy để sanh qua một thế giới khác. Hiểu một cách chính xác, vãng sanh là từ Phật học dùng cho nhà tu Phật pháp phái Tịnh độ dùng để nói đến việc thóat hóa luân hồi, niệm Phật tụng kinh hiệu quả được vãng sanh Tây phương Phật, Bỏ thế giới ác trược nầy mà qua cõi thế giới thanh tịnh yên vui của Đức Phật A Di Đà, gọi là vãng. Khi qua đó rồi thì sanh vào hoa sen, gọi là sanh.
Chẳng những chúng sanh ở cõi ta bà của Phật Thích ca vãng sanh cõi Cực lạc của Phật A Di Đà, mà ở vô số cõi thế giới khác, những chúng sanh nào quyết vãng sanh về đó, thì lâm chung được vãng sanh ngay.
Trong Quyển Quán Vô Lượng thọ kinh, bản dịch của Sư cụ Hồng Tại Đoàn Trung Còn, thì những nhà tu hành khi được vãng sanh thi phân nhau, tùy công đức mình, mà ở trong chín phẩm đài sen.
Thần là lực, là thiêng liêng huyền diệu, nhiệm mầu Chú là câu chữ, là niệm lực đặc biệt thuộc mật ngữ, có tác dụng huyền diệu về vô hình. Vãng sanh thần chú là câu chú niệm bằng tiếng Phạn đặc biệt của Phật giáo để cầu nguyện với Đức Phật A Di Đà cứu độ hương linh người chết được sanh về cõi Cực lạc thế giới.
Theo sách Phật học từ điển của Cụ Hồng Tại Đòan Trung Còn giải nghĩa bài Vãng Sanh Thần Chú bằng tiếng Phạn, gồm 59 chữ như sau:
Nam mô A Di Đa bà dạ: tiếng Phạn là Namah Amitabhavyuha, nghĩa là: Con xin quy kính về với Đức Phật A Di Đà. Đa tha dà đa dạ: tiếng Phạn là Tathagata, nghĩa là: Như Lai (Như lai là một trong 10 hiệu của Phật) Đa điệt dạ tha: dịch là tức thuyết chú viết, nghĩa là: liền đọc bài chú dưới đây:
A Di rị đô bà tì, A di rị đaTất đam bà tì, A di rị đaTì ca lan đế, A di rị đaTì ca lan đa, Dà di nịDà dà na, Chỉ đa ca lệ
10 câu trên đều là mật ngữ, đại ý có nghĩa là: nhổ bỏ tận gốc các nghiệp chướng trong ba đời. Ta bà ha: tiếng Phạn là Swâha. Thường là các bài thần chú đều có ba chữ chót là Ta bà ha, có nghĩa là: Thành tựu, kiết tường, viên mãn, tiêu tai tăng phước, viên tịch, vô trụ, viên mãn bồ đề tâm, xin Phật chứng minh, kính Phật chứng minh. Hoặc bài:
Vãng sanh thần chú còn được gọi là: Chú vãng sanh, Vãng sanh chơn ngôn, Vãng sanh quyết định chơn ngôn.Nam mô A Di Đa bà đạ Đa tha già đa giạ Đa điệt giạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Già di nị, già già na Chỉ đa ca lệ ta bà ha
Cách thức tụng niệm thần chú vãng sanh:
Tụng trì Chú vãng sanh có gì là khó, chỉ có đều hành giả có quyết tâm hay không? Tâm kiên quyết với chú lực, hay chỉ tụng cầm chứng gọi là có tụng, tụng công cứ thì hành giả cứ nghĩa là tụng nhiều, nhưng thật ra có khi bị vướng vào bệnh hình thức!. Nhưng nếu như vậy thì hành giả nặng nề lắm khó mà siêu thóat luân hồi. Đến chừng đó mình lo mình không xong làm gì lo cho thiện hạ đầu trên xóm dưới, thượng cầm hay hạ thú, cửu huyền thất tổ bá gia bá tánh!
Theo sách bất tư nghì thần lực:
Khi trì Chú Vãng Sanh nầy, thì người tu phải ăn chay, giữ giới, nhẫn đến ăn chay trường, không sát sanh hại vật mà còn phải làm việc phóng sanh; thường xuyên tắm rữa và súc miệng cho sạch sẽ trước khi đăng lâm chính điện, hoặc đến với đạo tràng tại cư gia dâng hương, dâng lễ, gieo năm vóc chắp tay thành tâm chậm rãi lễ lạy đối trước tượng Phật mà phát nguyện trì chú.
Riêng Sư thì những năm trước ngày hòa bình, sau những giờ giấc làm việc Phật sự ban ngày, như: dạy học, làm việc văn phòng Giáo hội, đi công tác Phật sự…khi về đêm vào lúc 21 giờ (thời gian trống) thì đến tại bàn Phật, lễ Phật, phát nguyện trì chú, dùng chuổi tràng công cứ niệm chú vãng sanh, mỗi lần niệm ít nhất 10 chuổi tràng hạt, tức là 1.080 nhiều nhất là 100 chuổi, tức là 10.800 biến, hoặc khi phát nguyện nhập thất thì tụng mổi ngày 4 thời, mỗi thời 1000 chuổi, tức là 108.000 biến thần chú vãng sanh. Việc tu hành, các liên hữu có thực tập thì mới biết được tâm niệm của người tu lúc bấy giờ. Đã phát nguyện lần tràng tụng chú vãng sanh, thì mỗi đêm phải đến bàn Phật tụng chú, khi nào không làm thì cảm giác nặng nề đến với thân tâm, như thiếu thốn như lỡ hẹn một điều gì mà chưa thực hiện, sự mất mát cứ canh cánh bên lòng; chính vì vậy mà người phát nguyện công cứ tụng thần chú khi đến giờ có người nhắc nhở, chư thiên cân nhắc nên phải tụng niệm chú thôi! Nhưng khi niệm xong thân tâm hồn xác thật nhẹ nhàng thanh thản, tam nghiệp vong bặt, tâm không chút bợn nhơ, thế giới cực lạc ảnh hiện trong tâm lòng các bạn!
Giới thiệu một số thần chú Vãng sanh:Tụng theo chữ Hán Việt:
Khi đã phát nguyện tu hành thì phải siêng năng tụng đủ chữ, đủ bài bản thì mới thanh tịnh tam nghiệp, không nên biếng nhác, tụng giảm chữ hay bỏ bớt bài thần chú theo ý riêng của mình, đọc bài:
Vãng sanh quyết định chơn ngôn Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Đà ra ni Nam mô A Di Đa bà đạ Đa tha dà đa dạ Đa điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na Chỉ đa ca lệ, ta bà ha Nam mô A Di đà Phật
Hoặc tụng bằng tiếng Phạm âm:
Có nhiều liên hữu, muốn đổi mới âm điệu tụng kinh, hoặc dùng phương tiện đổi mới pháp tụng, ăn món ăn mới, tụng bài mới, âm điệu mới để phá vỡ sự lười biếng giãi đãi…thì tụng thần chú bằng tiếng Phạm âm, khi tụng không phải bị mắc lỗi lầm:
Nam mô A Mi Ta Phạ da Ta tha ga ta da Ta đi da tha A mờ rật tô đờ pha vê A mờ rật ta sam pha vê A mờ rật ta vi kờ răm tê A mờ rật ta vi kờ răm ta Ga mi ni, Ga ga na Kít ti ka tê, sờ va ha Om A Mi Ta ba da, Hơ ri, Soa ha, Bơ rum.
Thần chú Vãng sanh âm điệu bằng tiếng Pali:Namo amitãbhãya Tathãgatãya TadyyathãAmrtodbhave Amrta siddhambhaveAmrta vikrãnte Amrta vikrãntaGamĩne gagana Kĩrta- kare Svãhã
Thường thì các liên hữu Tịnh độ chỉ tụng niệm những bài kinh nào làm cho thân tâm thanh tịnh, các vị cũng không thích mấy việc cầu kỳ, miễn làm sao cho câu nối câu, pháp nối pháp, tụng đúng tụng đủ, không cho sai sót hoặc bỏ sót chữ kinh…đấy là phong độ của những người tu Phật có quyết tâm phá bỏ nghiệp lực, có quyết tâm cầu siêu độ cho các âm hồn, cho mọi chúng sanh đã đi qua, cho mọi sự việc nặng nề lui dần về quá khứ, không còn có những tiếng nói vô hình than khóc khổ đau, tâm linh oằn oại trong đêm tối một đời, từ đời nầy sanh đời khác, không nơi nương tựa, tất cả được thóat hóa luân hồi.
Hiệu quả Thần chú vãng sanh thật đơn giản, nhưng chú lực có thể giúp cho những người con Phật: có phương tiện chung tu, hoặc bất cứ ở nơi nào cũng có thể tụng niệm, ở nơi buôn bán, tu cá nhân tại gia, hoặc làm việc trong công sở. Trong quá trình tu hành, các liên hữu không đợi phải đến quý, mùa tu hành như phát nguyện tụng kinh Pháp hoa, hay các kinh lớn; mà có thể phát nguyện tụng công cứ thần chú vào bất cứ thời gian nào rỗi rảnh, nhưng khi phát nguyện rồi thì không bỏ cuộc, không làm xê dịch thời gian mà mình đã phát nguyện; trường hợp lỡ quên, bỏ cuộc ngày hôm nay thì sau đó phải sám hối trước Tam bảo, hoặc tự lòng cảnh tĩnh chính mình rồi tiếp tục thực tập thiền tụng cho đủ số thần chú.
Tam nghiệp thanh tịnh, phiền não tiêu pha, hạnh lành sanh khởi, hiện tướng đạo hạnh khả phong; pháp giới, đạo tràng nhà cửa trang nghiêm thanh tịnh, những sự việc ồn ào trong nhà không còn, không còn thấy những âm hồn âm binh lai vãng trong nhà, không còn thấy linh hồn ông bà, những người đã qua than vãn thở than khóc lóc, than đói thiếu thốn đòi hỏi cúng kiến, giúp thân tâm an lạc, tĩnh táo trong mọi việc làm ăn dẫn đến thành đạt.
Vấn: Xin Sư chỉ giáo thêm về hiệu quả lực tụng niệm thần chú vãng sanh? Đáp: Từ xưa đến nay, trong chốn tòng lâm tu Tịnh độ bên Trung hoa hay Việt nam các vị Đại sư, trong giới Cư sĩ trì tụng thần chú Vãng sanh không như tụng kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, hay kinh Niết Bàn… nhất là không tụng giống âm điệu tụng sám. Mà phải đọc tụng thuần thục, nhuần nhuyễn như âm vang, tụng nhanh từng chữ như gió thổi cờ bay phần phật, âm điệu như làn nước phun nhẹ tắm mát tinh thần, như mặt trời sưởi ấm giữa giá đông, như siêu độ các âm hồn siêu thóat, tĩnh lặng như hóa giải các nghiệp chướng trần lao, như cãm nhận sự linh nghiệm của thần chú. Có khi tụng vượt ra khỏi việc tính đếm công cứ, tụng hòai tụng mãi không biết bao nhiêu lần, thường là những người tu tụng thần chú thuần thục thì không còn tính theo công cứ đếm bao nhiêu biến nữa, mà tính bằng giờ phút. Hành giả vừa tụng vừa cầu cho pháp giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì pháp giới thanh tịnh, pháp giới thanh tịnh tức là cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà xuât hiện.
Kinh Viên Giác, Phật dạy:”tùy kỳ tâm tịnh, tức Phật độ tịnh”, tâm hành giả thanh tịnh, thì pháp giới xung quanh thanh tịnh. Thế nên người tu dù tu lâu hay mới tu, mình cứ thực tập thiền tụng, thì pháp giới tu, không mời gọi họ vẫn tìm đến học Phật pháp để tu; mời gọi họ tu sẽ đi ngược lại lời giáo hóa của Phật:”đạo Phật là đạo giác ngộ, tự mình giác ngộ lý chơn mà tu hành, Đạo Phật không phải là đạo thờ cúng, lạy bái theo hình thức rườm rà, hoặc giới thiệu rủ rê mọi người đến chùa đi cúng Phật, thờ phượng cho lấy có, có người hướng dẫn xin phép làm ăn, sử dụng bùa chú theo tà pháp, tác nghiệp lổ bang nhởn nhơ trước cửa Phật, làm lủng đoạn suy hoại chánh pháp, mượn đạo tạo đời…”, cũng không nên mượn Đức Phật để làm thần tượng thờ cúng bái lạy, trở thành tập tục mê tín dị đoan, tin mà không thành tựu theo ước nguyện thì niềm tin bị lung lay, bỏ đạo. Người tín đồ như thế gọi là không đủ phẩm chất, không chất lượng. Người phát nguyện trì tụng thần chú vãng sanh, vì là thần chú ngắn ít chỉ có 59 chữ, nên ngòai việc tụng niệm công cứ ở trong thời điểm tập tu, các liên hữu tại gia nên tính đến thời gian, hoặc tính theo cây nhang đang đốt trên lư hương, có thể tụng thần chú tàn cả cây nhang thì không phải bị chăm chú theo dõi coi “chừng nào xong” đấy là một bệnh trầm kha của người tu.
Có thể khuyên trong giới cư sĩ mổi ngày tụng 1 lần, mỗi lần tụng 30 phút; trường họp nhập thất bảy ngày thì phát nguyện tụng thần chú mỗi ngày 4 thời khóa (sáng tối trưa chiều), mỗi thời khóa 1 tiếng đồng hồ; các liên hữu cao tuổi nhưng có sức khỏe, không bận rộn việc nhà, việc gia đình ổn định có thể nhập thất ba tuần lễ, nhập thất bảy tuần lễ, thọ trì đúng cách thì nghiệp chướng sâu nặng bao nhiêu nhất định cũng tiêu trừ. Làm đệ tử Phật phát nguyện tụng suốt đời thì rất quý báu.
Lực dụng Người trì chú mà nhất tâm thì tự nhiên có sự linh ứng, trường họp có những vị không thông suốt chữ nghĩa, có khi tụng sai sót đôi chút không tổn hại, Phật vẫn chứng minh. Thần chú vãng sanh không làm trở ngại các pháp môn tu chính của những người con Phật.
Thọ trì thần chú vãng sanh, không nên quan niệm chỉ riêng cầu cho người qua đời, mà người hiện tiền không trì chú vãng sanh thì không dứt nghiệp chướng, nghiệp lực tuy không hình bóng nhưng không nhẹ nhàng chút nào, nhưng nếu phát tâm trì tụng thần chú vãng sanh thì nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm thư thái, dũng mãnh siêng tu các pháp môn khác, điều ngự các nghiệp chướng trong nhiều đời nảy sanh, chuyển hóa tâm hung ác thành thánh thiện, giúp người tu có cơ sở giải thóat những nghiệp lực hiện tiền.
Thần chú vãng sanh là chú lực của hành giả Mật tông, nhưng vẫn là pháp tu chánh của các liên hữu tu Tịnh độ, khi phát nguyện trì tụng không cần phải lập đàn, kiết giới, kiết ấn. Một cách khác, có thể tùy nghi đọc tụng mọi lúc mọi nơi, vừa hộ mình vừa hộ cho các âm hồn người đã khuất, xây dựng niềm tin Phật pháp cho mọi người, làm nảy sanh sinh khí trong đời sống thường nhựt.
Nghi thức chính Trước ngày hòa bình chư Tăng Ni ở Tổ đình Linh Sơn, Tịnh xá Thắng Liên Hoa, Quan Âm Tu Viện, Long Sơn cổ tự khi phát nguyện tụng niệm thần chú thì thực hiện nghi thức như sau: - Dâng hương – Phát nguyện – Tán Phật – Đảnh lễ Tam bảo – Tụng Dương chi, Đại bi, Khai kinh kệ - Tiếp đọc bài thi kệ phát nguyện tụng chú Vãng sanh của Cửu Tổ Trí Húc Linh Phong. Đây là nghi thức tụng chú dành cho đại chúng cùng chung tu; nhưng nếu trì niệm cá nhân thì chỉ tụng bài kệ dưới đây rồi tiếp tụng thần chú vãng sanh:
Cúi lạy A Di Đà Thần chú dứt gốc nghiệp Cùng Quan Âm, Thế Chí Hải chúng, Bồ tát Tăng Con mê bổn trí quang Vọng đọa luân hồi khổ Nhiều kiếp không tạm ngừng Không được cứu được nương Nay được thân là người Vẫn nhằm đời trược lọan Dù lại dự Tăng luân Mà chưa nhập Pháp lưu Mục kích chánh pháp suy Muốn chống sức chưa đủ Chỉ vì từ đời trước Chẳng tu thắng thiện căn Nay tâm con quyết định Cầu sanh Cực lạc quốc Rồi ngồi thuyền bổn nguyện Vớt hết kẽ trầm luân Nếu con không vãng sanh Thời khó toại bổn nguyện Vì vậy với ta bà Quyết định phải thoát lìa Cũng như người bị trôi Trước cầu mau đến bờ Sau rồi tìm phương thế Ra vớt người giữa dòng Nay con chí thành tâm Thâm tâm, hồi hướng tâm Đốt cánh tay ba liều Kết tịnh đàn một thất Chuyên trì chú vãng sanh Chỉ trừ giờ ăn ngủ Đem công đức tu nầy Cầu quyết sanh Cực lạc Nếu con thối bổn nguyện Quên tưởng về Tây phương Thì liền đọa địa ngục Để mau biết ăn năn Thề chẳng luyến nhơn thiên Cùng vô vi Niết bàn Ngưỡng nguyện Phật oai thần Lực vô úy bất cộng Tam bảo đức vô biên Gia bị cho đệ tử… Chiết phục khiến bất thối Nhiếp thọ cho tăng trưởng .
(trích Liên tông chư Tổ trang 174,175,176 sách Đường về Cực lạc của HT Thích Trí Tịnh biên sọan) Tụng 108 biến, tụng 10.800 biến, tụng 108.000 biến đều được.
Sau đó tụng Bát nhã, niệm Phật, Hồi hướng, Tự quy y.
Tuy có hướng dẫn tụng thần chú theo nghi thức trên, nhưng thường thì các liên hữu, nhất là ở tại Quan Âm Tu Viện chỉ tụng bài “Phát nguyện tụng chú vãng sanh” của Cửu Tổ rồi niệm thần chú vãng sanh mà thôi. Sở dĩ có bài phát nguyện trên là do Tổ sư bị bệnh nặng, khi ngọa bệnh, lìa bỏ xác thân cả tuần lễ, do có lực sẳn nhất tâm cầu vãng sanh Tịnh độ nên khi hết bệnh, ngài phát nguyện kết đàn trì chú Vãng sanh, nên làm bài kệ phát nguyện; bài kệ rất thông dụng trong giới tu Tịnh độ.
Hiệu quả hành trì:
Người xưa tu hành, nơi thâm sơn cùng cốc, non núi, trong chốn thiền lâm hay sắp xếp chương trình tu “trú dạ lục thời”, tức là ngày đêm hành pháp tụng niệm sáu thời.
Trong cách thức trì chú vãng sanh, có nhiều nơi hướng dẫn cho cư sĩ ngày đêm tụng sáu thời, ngày ba thời: - 4 giờ – 8 giờ – 12 giờ; đêm ba thời: – 16 giờ – 20 giờ - 24 giờ, mỗi thời tụng 21 biến thần chú vãng sanh. Như vậy, diệt được các tội tứ trọng, giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm thân Phật ra máu, thập ác, tội hủy báng chánh pháp (bài bác kinh đại thừa phương quảng) và tránh được sự nhiễu hại của chúng ma quỷ, ác thần. Chư Tăng Ni trong các Tự viện lớn thường lập đàn nhập thất trì chú, niệm công cứ lên đến hằng trăm ngàn, hằng triệu thần chú.
Trong những năm 1970-1984, tại Quan Aâm Tu Viện Hòa thượng Tôn sư thường xuyên nói pháp sách tấn Tăng Ni tu hành; qua đó Thượng tọa Trụ Trì Thích Thiện Chơn, chư Tăng, chư Ni thường tìm những nơi tĩnh lặng, trong huê viên Tu viện để niệm công cứ trì chú đại bi, chú vãng sanh. Thường là các vị niệm được một chuổi 108 thần chú thì dùng chưn hương bẻ một đọan làm công cứ, trong một ngày mỗi vị có rất nhiều chưn hương để vào hộp công cứ; trình Thầy Tổ chứng minh, thời ấy các vị hành pháp rất có hiệu quả.
Quan Âm Tu Viện là nơi được Hòa Thượng Thích Huệ Thành, Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Hòa Thượng Thích Trí Tấn, thành viên Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Trị Sự Tỉnh hội Phật giáo Sông bé, Hòa Thượng Thích Huệ Hưng, Trưởng ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Hòa Thượng Thích Thiện Hào, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đồng Trị Sự Trung ương thân hành thăm viếng Quan Âm Tu Viện tỏ lời khen ngợi một tập thể tinh tiến chung tu. Chư liên hữu tinh chuyên tu niệm Phật, nhưng có gia hạnh trì thần chú trọn đời hành pháp nhất tâm, ngày đêm tâm thanh tịnh thân trang nghiêm đạo hạnh thì thường được thấy Phật A Di Đà, chư thiên, thiện thần lai hộ trì, các cõi âm binh, thập lọai chúng cô hồn, ác thần không đến quấy nhiễu. Hiện đời được phước lạc, đến khi lâm chung, được Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí tiếp dẫn vãng sanh Cực lạc.
HT Thích Giác Quang 15/03/2011
Tự thân hương linh tỉnh thức mới quyết định việc hương linh có siêu thoát hay không.
HỎI: Tôi có những thắc mắc như sau rất mong quý Báo giải đáp: Thế nào là cầu siêu? Những đối tượng nào thì phải cầu siêu? Làm cách nào để biết hương linh chưa siêu thoát mà cầu siêu? Và sau khi cầu siêu thì tình trạng của hương linh như thế nào? Có thực sự siêu thoát không? Làm thế nào để kiểm chứng được việc cầu siêu có kết quả là hương linh được siêu thoát hay đó chỉ là niềm tin?
(VŨ HUY, phamvuhuy@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Vũ Huy thân mến!
Cầu siêu trong Phật giáo là pháp thức cầu nguyện ơn trên Tam bảo từ bi tiếp độ, tu tạo công đức để hồi hướng, và quan trọng nhất là vận dụng thần lực của tiếng kệ lời kinh khai thị giúp cho hương linh tỉnh thức mà xả bỏ lầm mê, sanh về Tịnh độ hay sanh lên những cảnh giới an lành.
Về đối tượng cần được cầu siêu, đại để có ba nhóm chính: 1. Nói chung, khi chưa thoát ra khỏi tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), tức còn luân hồi khổ đau sanh tử mọi chúng sanh cần cầu siêu thoát. 2. Khi theo nghiệp ác tái sanh vào ba đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thuộc lục đạo của Dục giới) chịu khổ vô lượng nên rất cần được cứu độ. 3. Khi hương linh vừa mới chết đang ở trạng thái thân trung ấm, trong giai đoạn kết nghiệp thọ sanh (tối đa khoảng 49 ngày) họ rất trông mong được thân nhân làm phước và cầu siêu.
Muốn biết thân nhân của mình sau khi chết có siêu thoát hay chưa để chí tâm dốc sức cầu siêu, căn cứ vào những đặc điểm sau đây: 1. Người lúc sanh tiền chưa từng làm điều ác, toàn làm điều thiện thì sau khi chết liền sanh lên các cõi trời hưởng phước thù thắng, những người như thế là các bậc Thánh rất hiếm có ở đời. 2. Người lúc sanh tiền làm những điều cực ác (giết cha, giết mẹ, giết người, đồ tể, phá chùa, đập tượng…), sau khi chết liền đọa vào địa ngục, những người thuộc nhóm này cũng không nhiều lắm. 3. Người lúc sanh tiền làm thiện rất nhiều mà làm ác cũng không ít, nói chung là thiện ác đều có, thì khi chết thường trải qua giai đoạn thân trung ấm, rồi mới kết nghiệp tái sanh vào cảnh giới tương ứng với nghiệp của mình trong lục đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, người, trời), hầu hết chúng ta thuộc nhóm này. Căn cứ vào những đặc điểm như đã nói thì bất cứ người nào, nếu không phải Thánh, khi mất đi cũng rất cần cầu siêu.
Sau khi cầu siêu thì hương linh có được siêu thoát không? Theo Phật giáo, pháp thức cầu siêu cần hội đủ các yếu tố sau: 1. Chư Phật, chư Đại Bồ-tát từ bi tiếp độ. 2. Chư Tăng (Ni) nhất tâm dốc lòng cầu nguyện, kệ kinh và khai thị. 3. Gia đình chí thành chí kính, hết lòng hết sức hộ niệm và làm phước để hồi hướng cho hương linh. 4. Hương linh nương vào oai lực của Tam bảo, phước đức của gia đình hồi hướng cho, rồi tự tỉnh thức, giác ngộ mà siêu sanh. Trong bốn yếu tố này, ba yếu tố (1), (2) và (3) rất quan trọng nhưng yếu tố (4) mới là quan trọng nhất, tự thân hương linh tỉnh thức mới quyết định việc hương linh có siêu thoát hay không.
Cho nên, không đơn thuần nghĩ rằng hễ có tổ chức cầu siêu thì được siêu. Thực tế cho thấy có những lễ cầu siêu thì được siêu và có những lễ cầu siêu mà hương linh vẫn chưa siêu. Nguyên do là, chư Phật luôn từ bi tiếp độ, chư Tăng (Ni) luôn nhất tâm cầu nguyện, gia đình luôn hết lòng lo tổ chức lễ mà hương linh vì vô minh, tội nghiệp, thù oán, chấp thủ… quá nặng nề quyết không thức tỉnh, lấy khổ làm vui thì làm sao siêu thoát? Thế nên phải cầu siêu nhiều lần, tạo phước cho hương linh thật đủ đầy, kệ kinh cho hương linh thấm nhuần mới có thể khiến cho hương linh đủ phước duyên tỉnh thức mà được siêu sanh tịnh cảnh.
Đối với vấn đề kiểm chứng việc cầu siêu hương linh có siêu thoát hay chưa, có thể nói, trừ các bậc Thánh thành tựu thiên nhãn minh (biết rõ sự sanh tử của chúng sanh), người phàm như hầu hết chúng ta không thể biết được. (Nhân đây cũng xin nói rõ, những ai vì quá nôn nóng và ảo tưởng rằng có người biết thân nhân đã khuất hiện ở đâu, sẽ kiểm chứng được kết quả cầu siêu thì coi chừng bị kẻ xấu lừa bịp).
Phật tử chúng ta chỉ tin vào lời Phật, chí thành cầu siêu cho thân nhân, mong cho người thân đã khuất sanh về cõi lành. Và cần thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta là người phàm nên chỉ có niềm tin mà không thể kiểm chứng một cách chính xác kết quả của việc cầu siêu.
Chúc bạn tinh tấn!
http://kienthuc.net.vn/hoc/cau-sieu-co-duoc-sieu-thoat-375916.html
*LTS: Trong tâm linh Việt, ai cũng mong người thân chết đi được siêu thoát. Muốn siêu thoát thì thân xác phải bị hủy để hồn có thể tái sinh tùy duyên nghiệp.* *Mới đây, nhà toán học Ngô Bảo Châu, một nhân tài Việt Nam có đưa ra một ý kiến rất được lòng dân nhưng Cộng đảng rất phẫn nộ. Ông cho rằng nên dẹp bỏ xác ướp Hồ Chí Minh và lăng Ba Đình. “Có quý mến ai thì mong họ sớm siêu thoát đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”* *Là một trí thức trẻ, người đã từng được CSVN ca tụng như một biểu tượng. Ý kiến của Tiến sĩ Ngô Bảo Châu dù đang bị Cộng đảng lên án là “phản bội”, “ăn cháo đá bát” v.v… Nhưng là một ý kiến rất đáng suy nghĩ.* *Cộng sản luôn tự đề cao là tận diệt phong kiến, nhưng điểm lại lịch sử, chỉ có vua chúa thời phong kiến mới có hủ tục ướp xác. Lịch sử cho thấy không một lãnh tụ nào của các nước tự do dân chủ bắt người dân thờ cái xác chết của mình.* *Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức nổi tiếng đã viết: “Muốn thoát Trung phải thoát Cộng, muốn thoát Cộng phải thoát Hồ”…* *Trong ý nghĩa đó, cả về mặt tâm linh và thực tế, chừng nào xác ướp HCM còn nằm giữa lòng Hà Nội thì ngày đó nước VN vẫn còn trầm luân, vẫn còn bị trị bởi một chế độ HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN*
*1. Thân trung ấm* Sau khi tắt thở, thần thức (còn gọi là linh hồn) người chết, nếu chưa được giải thoát, phần nhiều trải qua giai đoạn tối tắm mờ mịt, đến ba ngày sau sau mới biết mình đã chết. Khi đó, người chết bắt đầu đi vào thân trung ấm, thấy được những kẻ thân thuộc của mình, nên đắn đo tự hỏi không biết ta đã chết chưa. Vì thế, hơn lúc nào hết, con cháu người thân nên luân phiên niệm Phật, để nhờ oai lực Phật dắt dìu người thân đã chết về cõi Tịnh độ. Khi con người bỏ thân xác này, chuyển qua một thế giới mới, chính họ đang ngơ ngác không biết đi đường nào cho phải, thế nên phải nhờ vào phương pháp niệm Phật để cứu độ cho họ. Việc gia đình mời được những bậc thiện tri thức khai thị cho họ biết đường vãng sanh về cõi Phật là điều vô cùng trọng yếu. Lúc này người vừa chết chưa được giải thoát, nên quanh quẩn trong gia đình và người thân. Họ cũng kể lể khóc than, nhưng những người thân trong gia đình hoàn toàn không hiểu được. Rồi người chết buồn rầu giận dữ, khóc lóc, thấy người thân con cháu gọi đến tên mình rồi than khóc, thấy hình ảnh mình cùng các phẩm vật bày trên bàn thờ, họ tự nhủ “Ta đã chết rồi sao?”. Lúc ấy họ hết sức đau khổ, muốn đến nói với gia đình rằng “Tôi còn sống đây!”, nhưng không ai thấy nghe cả. Việc này khiến người chết giận dữ, bỏ đi, không nghĩ đến cảnh giới lành dữ thế nào. Đây là tình trạng những hương linh đang sống trong cảnh khổ bơ vơ không nơi nương tựa, sắp đi vào các đường ác. Lúc này thân trung ấm, hay linh hồn có yêu mến người thân gia đình bao nhiêu đi nữa, nhưng vì âm dương cách trở cũng không thể đến với nhau được. Vì thế, để tránh đi vào đường ác, thân trung ấm nên yên lòng niệm Phật A-di-đà hay bồ tát Quan Thế Âm, cầu xin các Ngài cứu độ. Đây cũng là lúc gia đình phải hết lòng niệm Phật để cứu độ người thân đang ở thân trung ấm bơ vơ. Lúc đó có trận cuồng phong dữ dội thổi đến, nào đá lỡ sấm dậy, có những hạng người mặt mày hung dữ làm cho thân trung ấm khiếp sợ, thân này bèn chạy khắp nơi tìm nơi ẩn nấp như cầu cống, miếu, các lăng tháp… Khi đó thân trung ấm cực kỳ buồn khổ, sợ hãi, không có nơi nương tựa, rất muốn làm lại thân người nhưng không được, vì thi thể của mình trước kia bị gia đình người thân bỏ vào hòm, hay chôn xuống đất, hoặc đã hỏa táng rồi, không có thân xác nào nhập vào được. Đang lúc khiếp sợ đó, thân trung ấm thấy có những luồng ánh sáng yếu ớt của lục phàm hiện ra: ánh sáng cõi Người, Trời, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Các luồng ánh sáng đó chiếu đến, người chết cảm với luồng ánh sáng nào thì luồng ánh sáng đó sẽ sáng lên. Ánh sáng cõi Trời màu hơi trắng. Ánh sáng cõi Người màu hơi vàng. Ánh sáng cõi A tu la màu hơi lục. Ánh sáng địa ngục màu khói đen. Ánh sáng ngạ quỷ màu đỏ. Ánh sáng súc sanh màu hơi xanh. Ánh sáng hào quang của các cõi Phật thì sáng rực rỡ. Nhưng vì nghiệp lực nặng nề, người chết khi thấy các hào quang sáng chói của cõi Phật thì sợ hãi, chỉ ưa thích các ánh sáng yếu ớt dễ chịu trong lục đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Trời, Người, A-tu-la chiếu đến, nên tham đắm liền đầu thai vào lục đạo chịu khổ mãi trong vòng luân hồi. Vì thế, nếu đã biết được, ta cần phải tránh xa lục đạo ra. Khi thấy hào quang sáng chói mãnh liệt thì biết đó là hào quang của chư Phật, không nên sợ hãi, không khiếp nhược, lập tức niệm Phật A-di-đà, bồ tát Quán Thế Âm, đem toàn thân nương vào đó, tức khắc sẽ được sanh về cõi Phật an vui, xa lìa khổ não trong sáu đường khổ. Có khi người chết vì nghiệp duyên quá nặng nên lang thang trong cõi âm, thấy nhiều cảnh tượng rất ghê sợ như: tối tăm, bão táp, sấm sét, sương mù v.v… thì khiếp sợ quá đỗi, phải tìm phương trốn tránh, bỏ cả thân mạng mà tuôn chạy. Khi ấy họ lại thấy ở trước mắt có núi đèo, hang hố, cây cối, bụi rừng. Vì muốn vội vàng tránh thoát, nên họ không kịp lựa chọn phải vào chỗ nào, chỉ cần biết phải nấp vào một nơi nào đó. Khi có chỗ nấp thì không muốn ra khỏi nữa, sợ rằng nếu ra khỏi sẽ bị khổ sở. Rốt cuộc họ không ngờ mình đã trở lại thọ thân hèn hạ và chịu thêm nhiều đau khổ! Nay xin lược thuật nghiệp thức của kẻ chết, nếu sắp sanh vào đường A-tu-la, sẽ có các hiện tượng như sau: thấy những vườn cây khả ái và những vầng lửa lẫn lộn chuyển xoay. Nếu người chết thấy những cảnh tượng ấy mà sanh lòng vui vẻ đi đến đó, tức là đầu thai vào đạo A-tu-la. Nếu nghiệp cảm của kẻ chết sắp sanh vào đường súc sinh, thì họ tự cảm thấy có núi non, hang hố, vực sâu hiện ra trước mắt, nếu muốn vào trong đó tức là đầu thai vào đường súc sinh. Nghiệp cảm của kẻ chết nếu sắp sanh vào đường ngạ quỷ thì họ sẽ tự thấy có một bãi sa mạc không cây cối, hoặc có những hang hố, cỏ cây khô héo… Đó là cảnh tượng của ngạ quỷ, nếu sanh vào trong đó thì luôn luôn chịu đói khát và hết sức khổ sở. Nếu nghiệp cảm của người chết sắp sanh vào địa ngục, thì họ cảm thấy trong thân mình như bị gió lạnh áp bức. Rồi họ lại tự thấy những ngọn lửa của địa ngục bốc lên, vì ưa sự ấm áp, nên vội đi vào trong đó. Nếu kẻ chết sanh vào địa ngục Đại hàn, thì trước hết cảm thấy trong thân mình như bị chạm phải luồng gió nóng, hay bị lửa đỏ nung đốt, cho nên khi hơi mát trong địa ngục đại hàn bốc lên, họ cảm thấy sảng khoái dễ chịu. Vì ưa mát mẻ nên vội vàng đi vào trong cảnh ấy, lập tức họ sẽ bị bó buộc không thể nào tránh thoát được nữa. Hơn nữa, nếu lúc còn sống, trong khi gây nghiệp, thường có bạn bè hùa nhau giúp đỡ, thì khi lâm chung người chết sẽ thấy bạn bè đồng nghiệp với mình ngày trước hiện ra trước mắt. Khi đó vì xúc động, nhớ đến tình cảm ngày xưa, người chết vội vàng chạy đến với bạn. Nhưng khi đã đến rồi, thì cảnh ấy hoàn toàn thay đổi, người chết phải chịu mọi điều khổ sở. Nếu biết được thế, khi thấy những cảnh tượng trên, ta phải giữ vững tâm chí, chớ nên vội vàng đi đến, cần phải nên chăm lòng cung kính niệm danh hiệu Phật A-di-đà, để cầu Ngài đến cứu độ cho mình là tốt nhất. *2. Chuyển sanh vào loài bàng sanh* Theo nghiệp cảm, người chết nếu sanh vào bàng sanh thì có thể thành một trong bốn loài: Thai, noãn, thấp, hóa. 2.1. Đọa vào loài thai sinh và noãn sinh Nếu người nào lòng xan tham tật đố nặng nề, thì sẽ đầu thai làm các loài như: chó, mèo… (thai sinh). Còn ai lòng sân hận quá nặng, thì đọa làm loài rắn rết, bò cạp… (noãn sinh). Còn người nào lòng dâm dục nặng nề, thì đọa làm loài uyên ương, chim tước, chim cáp v.v… (vì những loài này dục tình lắm nặng nề). Người nào ưa chơi bời trụy lạc, thì đọa làm loài vượn, khỉ v.v… (thai sinh). Tóm lại, cội gốc của tội lỗi là do ở ngu si mà ra. Có khi người chết bỗng thấy những loài hữu tình đồng loại vừa ý, nên vội vàng chạy đến. Tuy các loài này cũng nương theo nhân duyên hòa hợp của cha mẹ mà đầu thai, nhưng những điều kiện trói buộc của thế giới này đơn giản hơn so với đường vào cõi Người, cho nên rất dễ bị đọa vào. 2.2. Đọa vào loài thấp sinh Loài thấp sinh là loài nương vào chỗ ẩm thấp mà sinh sống. Người chết có khi vì ngửi được mùi vị của chỗ mình sắp đến thọ sanh, sanh lòng ưa đắm, liền đến đó nương vào. Chỗ thấp sinh là những nơi ẩm thấp, bùn lầy nhơ nhớp, người chết lấy đó làm tự thể, chứ nơi đó không có tinh huyết của cha mẹ hòa hợp. Khi đi đến nương vào chỗ ẩm thấp để thác sanh, người chết bạ vào vật gì mục nát, hoặc là phân bón v.v… tùy theo nghiệp lực của mình mà đến gần gũi ưa đắm thác sanh. 2.3. Đọa vào loài hóa sinh Hóa sinh là những loài rồng, loài chim kim sí. Cũng là gốc ở trong bốn loài: thai, noãn, thấp, hóa mà ra, nhưng nó là loài hóa sinh đặc biệt, được hưởng thọ sự sung sướng như các cõi Trời. Tuy nhiên, những loài này thuộc về súc sanh, một trong ba ác đạo, chúng vẫn không thoát khỏi sanh tử luân hồi và phải chịu nhiều khổ não khác. Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi
http://matildanews.com.au/xacuop-hochiminh/
Theo Giác Ngộ
|
No comments:
Post a Comment