Saturday, June 18, 2016

HÀN THỰC (MỒNG BA THÁNG BA) * GIỚI TỬ THÔI


http://www.maxreading.com/sach-hay/giai-thoai-van-hoc/han-thuc-32009.html

Hàn thực là ngày mồng ba tháng ba, ngày ăn nguội, không được củi lửa, để tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi.

Thời Chiến quốc, Công tử Trùng Nhĩ bị cha là Tấn Hiến Công và mẹ ghẻ là Ly Cơ mưu hại, nên phải ra nước ngoài.

Trong những năm lưu vong đây đó, Trùng Nhĩ và thuộc hạ phải đương đầu với bao gian lao khổ cực, có lúc phải đi ăn xin. Một lần ở nước Vê, cả thầy tớ đói lả không lê bước được nữa, Trùng Nhĩ nằm luỗi dưới gốc cây, chờ thuộc hạ kiếm tí rau củ về lót dạ. Không ngờ, một đồ đệ là Giới Tử Thôi lại đem về một tô thịt còn nóng hổi. Trùng Nhĩ ngấu nghiến, ăn xong thấy khỏe ngay.

- Nhà ngươi tìm đâu ra thịt ngon như vậy?

Giới Tử Thôi quỳ xuống thưa:

- Thuộc hạ nghe nói: người con hiếu phải biết xả thân vì cha mẹ, bậc tôi trung phải biết xả thân để thờ vua. Nay công tử không có gì ăn đã mươi ngày nay, thuộc hạ .xin được cắt thịt đùi mình cho công tử qua cơn đói lòng.

Trùng Nhĩ xúc động, ứa nước mắt:

- Ơn này biết bao giờ ta đền đáp được.

Mười chín năm khổ ải kiếp lưu vong, Trùng Nhĩ quay trở về Tấn phục quốc, lên ngôi lấy hiệu là Tấn Văn Công. Vua ban thưởng những bầy tôi trung thành đã phò vương có được ngày vinh hiển, nhưng lại quên bẵng người bề tôi đã tự lóc + thịt mình để cứu chúa???

Giới Tử Thôi vẫn sống ẩn dật, ngày ngày vá thuê giày dép kiếm tiền nuôi mẹ. Có người lối xóm tên là Giải Trương thúc giục:

- Ngài đã có công theo hầu Chúa công gần 20 năm, nay Chúa công đã lên ngôi vua, lẽ nào ngài không được tưởng thưởng công lao.

Bà mẹ cũng nói thêm:

- Nhà mình cũng đang nghèo khó; trước kia con đã tưng cắt thịt mình cứu sống chúa công. Nay sao không chịu nhắc lại để được được ân thưởng.

Giới Tử Thôi thưa mẹ:

- Xưa, Tấn Hiến Công có chín người con, nhưng chỉ có Chúa công là người hiền đức. Nay chúa công phục nghiệp được cũng là do mệnh trờị Những kẻ theo hầu không biết, tự cho là do công lao của họ để xin ban thưởng. Con cho là điều đó xấu hổ lắm.

Ngươì mẹ hãnh diện nhìn con:

- Con là người liêm sỉ, vây mẹ đây há không biết làm mẹ của một nguời liêm sỉ hay sao? Vậy thì mẹ con ta nên tìm nơi ẩn thân ở một chốn núi rừng heo hút nào đó, tránh xa chốn thị thanh đô hội này.

Tử Thôi mững rỡ:

- Từ lâu con vẫn mong thưa với mẹ điều như mẹ vừa nói.

Sau đó, Giới Tử Thôi bỏ nhà cửa, đưa mẹ vào vào vùng núi Miên Thượng ẩn cư. Chỉ một mình Giải Trương, còn cả làng xóm không ai biết mẹ con Tử Thôi đã đi đâu. Nghĩ đến cuộc sống cơ cực của hai mẹ con này, Giải Trương đánh bạo, chờ đến đêm, viết lên một tờ giấy, đem treo trước cổng thanh: "Có một con rồng khi sa cơ được được một đàn rắn theo phò, bôn ba khắp nơi. Một lần, rồng đó sắp chết, một con rắn xẻo thịt mình để cứu rồng. Nay rồng lên ngai vàng, cả đàn rắn hưởng phú quí, chỉ riêng con rắn từng xẻ thịt cứu chúa thì chẳng ai hỏi đến". Sáng ra, quân canh đem tờ giấy vào trình vuạ Tấn Văn Công giật mình:

- Đúng là Giới Tử Thôi đã trách ta rồi. Xưa , lúc qua nước Vệ, Giới Tử Thôi đàxả thân cứu mình, nay lẽ nào ta lại có thể quên được công thần này.

Vua liền cho quân đến mời Giới Tử Thôi. Nhưng nào đâu thấỵ Vua truyền: "Hễ ai chỉ cho biết Giới Tử Thôi đã đi đâu, thì sẽ được phong làm quan". Giải Trương tìm đến tâu vua:

- Chính thảo dân đã viết tờ giấy đó, chứ không phải Giới Tử Thôi. Kẻ công thần đó đã cõng mẹ vào vùng rừng núi Miên Thượng rồi.

Tấn Văn Công buồn bã:

- Trẫm đã vô tình thành người bạc nghĩạ
Nhà vua phong cho Giải Trương làm Hạ Đại Phu, rồi nhờ y dẫn đường cùng với quân sĩ tìm đến Miên Thượng. Đến nơi chỉ thấy rừng rậm núi cao, bốn bề tĩnh lặng. Suốt ngày quân sĩ sục soạn những chẳng tìm thấy tăm tích. Tấn Văn Công truyền hạ trại, cho quân sĩ tìm thêm mấy ngày liền mà vẫn bặt vô âm tín. Cuối cùng, vua nghĩ ra một ý ngu: "Giới Tử Thôi là mộ t người con chí hiếụ Nay đã cõng mẹ vào rừng ẩn dật. Ta đã quyết tâm tìm , vậy mà ngươi vẫn cố tránh mặt. Nay chỉ còn cách phóng hoả đốt rừng, thế nào Giới Tử Thôi cũng cõng mẹ chạy ra\"

Nghĩ vậy, vua ra lệnh phóng hỏạ Lửa bắt mạnh, lan nhanh, nhưng phải ba ngày mới cháy rụị Vẫn không thấy mẹ con Giới Tử Thôi đâu. Quân lính được lệnh lao vào rừng trụi, lửa chưa ngún tắc, tìm kiếm. Họ tìm thấy hai cái xác đã thiêu rụi. Tấn Văn Công khóc thét lên:

- Ta là người bất nghĩa, bất nhân đã giết chết mẹ con ngươi rồi.

Tấn Văn Công cho làm lễ tang chu đáo; lấy ruộng chung quanh núi làm "tế điền" cho họ Giới. Vua đã cho đốt rừng vào ngày mồng ba tháng ba, nên truyền cho dân, hằng năm đến ngày đó phải "hàn thực", ăn nguội, không được đốt lửa nấu nướng gì cả.
tham khảo
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5n_Hi%E1%BA%BFn_c%C3%B4ngTrước khi lên ngôi, Tấn Hiến công đã có nhiều vợ và nhiều con trai. 
Trong số đó có 3 người tài giỏi và có đức hạnh nhất là Cơ Trùng Nhĩ (sinh năm 697 TCN), thứ đến là công tử Cơ Di Ngô và Cơ Thân Sinh. Mẹ Cơ Thân Sinh là Tề Khương – con gái Tề Hoàn công - vợ chính của Hiến công nên khi Hiến công lên ngôi, Thân Sinh được lập làm thế tử.





No comments:

Post a Comment