da con xin cảm ân đã hồi âm cho con. Con mới 25 tuổi thôi ạ. Cũng có môt thiện tri thức khuyên con như vậy, nhưng chuyên nghe cảm ứng thiên, huynh ấy nói nghe cho tới khi nào nhìn thấu được rồi thì mới chuyển qua nghe Kinh Vô Lượng Thọ, nghe đi nghe lại cảm ứng thiên. Có hai lời khuyên con nên nghe cái nào trước đây ạ?
Mỗi lần con lạy Phật con khởi lên tâm giãi đãi, cứ khởi vọng tưởng, muốn lạy nhanh nhanh cho xong. vậy con có nên lạy nữa không? Con đang có hai thời niệm Phật, một lần là 10 xâu chuỗi 108 hạt, sáng và trưa vì con có con nhỏ nên không qui định giờ được, sáng con tụng phẩm thứ sáu Kinh VLT, trưa thì phẩm ba hai đến ba bảy, tối con niệm Quán Thế Âm 10 chuỗi – cầu mẹ gia hộ cho con buông bỏ được vạn duyên nhất tâm niệm Phật. Con không có tâm cung kính Tam Bảo, trước hình Phật mà con lại khởi vọng tưởng, không cung kính. Chắc tập khí đời trước tội không cung kính Tam Bảo hiện lại. Con hay giật mình, rất sợ ma, con làm sao đây, mỗi lần con niệm Phật vào ban đêm khi không có chồng con là con sợ ma không thể nhất tâm được. Con biết đó cũng là nghiệp, con rất nhát, sợ chết, con hay vọng tưởng bất chính với mọi người.Ví dụ như nghe tới người ta đám cưới là tâm con thấy hình ảnh họ quan hệ tình dục,v.v…con biết nó là vọng nhưng vẫn tự trách con sao lại nghĩ như vậy, con nghĩ con tội chướng sâu nặng, cứ vọng tưởng, cứ quên niệm Phật nên con sợ mình không được vãng sanh.
Còn nghe pháp thì con không chú tâm được cứ nhìn cứ lo ở ngoài thì làm sao thâm nhập được…con hay mặc quần đùi vì nực,vậy có nghe pháp được không ạ? con nghĩ chắc cũng có người ngủ giống con vậy, mọi người thấy bài đăng này sẽ hữu ích cho mọi người. Làm sao ̣̣để con không còn nhút nhát nữa đây ạ. Khi tai nạn bất ngờ mà sợ hãi sẽ chẳng thể về với Phật. đây quả là nghiệp chướng, sợ ma niệm Phật chẳng được chuyên tâm…
Theo như lời khuyên của Thiện Trí Thức nào đó, cô nên nghe Cảm Ứng Thiên của HT Tịnh Không chủ giảng, khi tâm đắc rồi thì chuyển sang nghe kinh Vô Lượng Thọ. Cách này cũng rất hay, chẳng nên nghe nhiều thứ quá mà sanh loạn tâm. Giống như khi chúng ta bước chân lên nấc thang: bước lên 1 nấc xong rồi, thì bỏ nấc đó để bước lên 1 nấc cao hơn, cứ tiếp tục bước như vậy mà lên đến đỉnh cao. Cũng giống như là bàn ta không thể nắm bắt nhiều thứ, cho nên muốn nắm cái này thì phải bỏ cái kia. Tu hành cũng vậy, phải nên luôn gìn giử thân và tâm thông thả, thư thái tự nhiên, từng bước tiến lên, chẳng cần phải hấp tấp, vội vả; càng hấp tấp vội vàng, càng hư hao công phu, chẳng thể có sự thành tựu chân thật.
Giải đãi và không tập trung (không tinh tấn & không có định) là tàn dư tập khí (thối quen) tích lủy từ lâu đời rồi, chớ chẳng phải có từ một kiếp này đâu. Do đó, cô Tuyền cũng chẳng cần để ý đến nó làm gì. Tán tâm tụng kinh, niệm Phật cũng được, cứ tiếp tục tu như vậy lâu ngày công phu tự nhiên tăng trưởng.Tức là mình dần dần quen với thối quen mới (tinh tấn, tập trung), thối quen củ (giải đãi, không tập trung) tự nhiên từ từ biến mất.
Tu hành là do kiên trì dụng công lâu ngày làm chuyển đổi tập khí xấu. Nhưng phải biết dụng công tự nhiên thì mới có kết quả, nói cho hoa hòe là: “Vô Công Dụng Đạo”; tức dụng công mà chẳng thấy (để ý lưu tâm) là mình đang dụng công, bình thản tự nhiên như lúc mình nghĩ ngơi mà thôi; đấy mới là thật sự biết dụng côngt. Còn nếu như trong lúc dụng công, trong tâm khởi ý nghĩ muốn chóng thành tựu, muốn chóng chứng đắc, hoặc muốn thấy Phật hay thấy cảnh giới nào đó, thì phải biết tâm mình đã chạy lạc rồi, nên xoay cái tâm mình trở lại với tĩnh lặng, không tịch, chỉ trụ tâm mình trong một câu Phật hiệu “A Di Đà Phật” mà thôi. Người nhất tâm cầu sanh Tịnh độ, biết y theo lời Phật dạy thì chỉ nhất tâm niệm một câu “A Di Đà Phật”, chẳng cần niệm nhiều câu Phật hiệu nữa mới là “Nhất Tâm Niệm Phật”. Danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm cũng chẳng cần niệm nữa. Tại sao? Bởi trong kinh Niệm Phật Ba La Mật, Bồ Tát Quán Thế Âm cũng bảo chúng sanh muốn sanh Cực Lạc, thì chỉ nên niệm một danh hiệu “A Di Đà Phật”. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thế Tôn cũng nói: “Pháp ta như thế, ta nói như thế,chổ Như Lai làm phải nên làm theo, tu trồng gốc thiện cầu sanh Tịnh độ”. Tam Thế Chư Phật đều do niệm Phật mà thành Phật, nên đức Thích Tôn mới nói một câu quyết định “chổ Như Lai làm phải nên làm theo”.
Tự nhiên tụng kinh, niệm Phật, không mong, không cầu cũng không tưởng cầu tức là đang tu hạnh “buông xả”. Buông xả quan trọng lắm! Muốn vãng sanh Cực Lạc, giải thoát nạn lớn sanh tử thì chẳng thể chẳng buông xả thân, tâm và cả thế giới này. Cổ đức thường bảo, một sự vật nhỏ như đầu kim, ngọn cỏ của thế giới này cũng là chướng ngại vô cùng cho việc vãng sanh, nên trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật khuyên răn chúng sanh phải thường luôn: “chí xả như hư không”, “niệm đạo tự nhiên”, “tự nhiên gìn giữ chân chân tinh khiết, chí nguyện vô thượng, tịch định an lạc”.
Phật đã nói hết thảy đều là “tự nhiên” thì phải biết tâm mong cầu chẳng hợp với bản tánh “tự nhiên”. Mà “tự nhiên” chính là Chân Như Thật Tướng, tức Tự Tánh của mình vậy!
vậy con không cần niệm quan âm bồ tát nữa ha thầy ạ con vì nghĩ nghiệp chướng con sâu nặng khôngthanh tịnh niệm phật được thì sẽ không cảm ứng với phật nên phật không gia trì con ,mẹ quan âm luôn quán âm cứu độ dù không thanh tịnh thì mẹ cũng sẽ nghe mẹ sẽ gia hộ cho con để con thanh tịnh mà niệm phật .để co n sữa lỗi được lỗi lầm của con.vậy con đã nghĩ sai đúng không ạ. con cảm ân đã chỉ dạy .nhưng con chưa hiểu được lỡi dạy của ngài.vậy con cứ nghe cảm ứng thiên ,dù loạn tâm thì vẩn cứ nghe ,cứ niệm phật có đúng không thầy.
Quán Âm, Đại Thế Chí, Phổ Hiền, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát v.v… đều do niệm “A DI Đà Phật” mà thành Phật. Các Ngài đều là Phật cả, nhưng lại hiện thân làm Bồ Tát để cứu độ chúng sanh theo hạnh nguyện của các Ngài.
Quán Âm Bồ Tát còn có danh hiệu là Đương Lai Hạ Sanh A Di Đà Phật. Chị thấy trên mão ngài có hình A Di Đà Phật không? Thật ra đó không phải là hình, mà là có hóa thân của Phật A Di Đà luôn ngự trên đầu ngài. Ngài là đệ tử của A Di Đà Phật và cũng phó giáo chủ của Tây Phương Cực Lạc. Trong quang minh của Phật A Di Đà cũng có Ngài ảnh hiện và cũng có vô số vô lượng Phật và Bồ Tát khác hiện ở trong.
Vậy chị niệm A Di Đà Phật cũng chính là niệm Quán Âm Bồ Tát và cũng là niệm vô lượng chư Phật và Bồ Tát.
Để cho việc tu hành của chúng sanh được nhất tâm, không xen tạp, không phân biệt Phật này Phật kia khác nhau, Phật dạy chúng ta chỉ cần niệm “A DI Đà Phật” thì liền có cảm ứng với vô lượng chư Phật và Bồ tát. Đó là một pháp môn tu như vậy, nên chúng ta vâng theo lời Phật làm như vậy.
Khi chị niệm A Di Đà Phật với lòng chân thành khẩn thiết, Bồ Tát Quán Âm nghe đặng tiếng này cũng liền phổ độ cho chị vì chị. Nên biết Phật, Bồ Tát không có tâm phân biệt như chúng ta đâu, các ngài đều chỉ như là một thể đồng nhất.
Mỗi lần con lạy Phật con khởi lên tâm giãi đãi, cứ khởi vọng tưởng, muốn lạy nhanh nhanh cho xong. vậy con có nên lạy nữa không? Con không có tâm cung kính Tam Bảo, trước hình Phật mà con lại khởi vọng tưởng, không cung kính. Chắc tập khí đời trước tội không cung kính Tam Bảo hiện lại. Con hay giật mình, rất sợ ma, con làm sao đây, mỗi lần con niệm Phật vào ban đêm khi không có chồng con là con sợ ma không thể nhất tâm được. Con biết đó cũng là nghiệp, con rất nhát, sợ chết, con hay vọng tưởng bất chính với mọi người.con hay mặc quần đùi vì nực,vậy có nghe pháp được không ạ?
Làm sao ̣̣để con không còn nhút nhát nữa đây ạ. Khi tai nạn bất ngờ mà sợ hãi sẽ chẳng thể về với Phật. Đây quả là nghiệp chướng, sợ ma niệm Phật chẳng được chuyên tâm… nếu con có gì bất kính xin tha lỗi ạ .a di da phat.ý của thầy dạy con có phải là (trong lúc công phu thì vẫn cứ tự nhiên bình thường nó có giãi đãi có vọng tưởng thì cũng kệ nó phải k thầy )nhưng sao con cứ cho những vọng tưởng nó là con con vẫn tự trách con hoài làm con cứ phiền não.
Bây giờ con nên nghe pháp hay là lay phậ nhiều ạ .con không bận mà cũng không nhàn hạ ….con làm sao để con không còn nghi con không được vãng sanh nữa ạ .làm sao để không còn sợ ma ,k sợ chết để con chú tâm niệm phật ạ .xin thầy hoan hỷ trả lời hết những ngu si mà con đã hỏi.thầy trả lời hơi cao con hơi khó hiểu ạ.con là kẻ độn căn ạ
Trước hết cô phải luôn giữ vững lòng tin. Tin thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà là có thật. Tin rằng chúng sanh với Phật không hai. Tin sâu nơi nguyện lực của Phật Di Ðà, là phàm phu niệm Phật chắc đặng vãng sanh, rốt ráo thành Phật. Cô có Tín rồi thì mới kết Tín thành Nguyện quyết sẽ vãng sanh. Có Nguyện rồi sẽ khởi Hạnh, nhất hướng chuyên niệm Phật chẳng gián đoạn.
Ba thứ Tín, Nguyện, Hạnh giống như ba chân của cái đỉnh, thiếu một chân đỉnh sẽ phải đổ.
Cái tâm của mình rong ruổi vọng tưởng không chịu ngồi yên vì nó là tập khí, tập khí này không phải chỉ mới có trong hiện đời mà nó đã có từ trong nhiều đời trước nữa. Chúng ta chưa có thể quên duyên trần, hay dứt vọng lự ngay trong một sớm một chiều. Nếu ta cố gắng dằn ép muốn nó lập tức yên tịnh thì chẳng những không thể dứt động sanh tịnh, mà càng dứt càng động loạn. Chi bằng ngay nơi duyên lự ấy mà ngày ngày tấn tu, dùng tâm niệm Phật để tấn công vọng niệm, vì niệm Phật một tiếng trừ được trăm ngàn muôn ức các tạp niệm xưa cũ, cứ hành trì niệm Phật như thế lâu dần vọng niệm tất sẽ tan nhạt đi.
Người niệm Phật sẽ nhờ nơi đại nguyện, đại lực của Phật nhiếp thọ và hộ trì cho. Oai thần của Phật không thể suy lường được, không có thiên ma nào dám can phạm đến, dẫu Ma sự có sắp đến rồi thì nó cũng sẽ tự tiêu diệt. Vì sao? Trong kinh nói: “Người niệm Phật có hào quang của Phật chiếu soi vào mình, ánh sáng chung quanh cách bốn mươi dặm, nên ma không thể xâm phạm được do vì nhờ sức Phật A Di Ðà và mười phương Phật thường hộ niệm cho, mãi từ ngày ta phát tâm cho đến khi thành Ðạo, từ trước đến sau mỗi việc đều là sự lành cả”.
Nghe pháp, lạy Phật, niệm Phật cũng là một cách trừ vọng niệm, đó là công đức chân thật nhất. Nên huân tu niệm Phật vẫn là việc cần làm, vì thế trong ngày bên cạnh việc lạy Phật và nghe pháp thì cô nên dành nhiều thời gian hơn cho việc niệm Phật.
“Thật vì sanh tử phát Bồ Ðề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật”.
Diệu Âm Quảng Hồng