Wednesday, June 29, 2016

Đền ơn đáp nghĩa

http://giacngo.vn/phathoc/2009/06/11/775600/

(Bài giảng khóa tu Một ngày an lạc lần thứ 47 tại chùa Phổ Quang ngày 23 -11-2008)

Đức Phật dạy rằng con    người mang bốn trọng ơn, trong đó có ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, vì không có cha mẹ thì không thể có sự hiện hữu của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta còn mang ơn thầy hiền bạn tốt giúp chúng ta hiểu được đạo lý làm người và trưởng thành trong cuộc sống.

Chúng ta cũng mang ơn xã hội, vì chúng ta không thể tồn tại riêng lẽ một mình. Theo quan niệm ngày nay, chúng ta còn có mối quan hệ tồn tại với thiên nhiên gọi là môi trường và quan hệ với muôn loài, với vạn vật. Ơn thứ tư được Đức Phật dạy là ơn Tam bảo.
Theo Ngài Nhật Liên Thánh nhân, ơn Tam bảo lớn nhất; ba ơn trước còn nằm trong vòng sinh tử luân hồi, tức chúng ta liên tục thọ ơn nhau từ vô thỉ kiếp trước cho đến ngày nay và mãi về sau.
Ơn Tam bảo quan trọng nhất vì đưa chúng ta thoát khỏi sinh tử luân hồi. Thật vậy, nhờ cha mẹ mà chúng ta hiện hữu, nhưng nếu không nhờ Tam bảo dẫn lối đưa đường, thì sự hiện hữu của chúng ta hôm nay không phải là người có trí tuệ, có trái tim từ ái, có phước lành. Vì những gì chúng ta có hôm nay là do nghiệp duyên quá khứ kết thành. Do vậy, chúng ta không nghĩ rằng chỉ có mối quan hệ giữa mình và cha mẹ, bạn bè hiện đời, mà còn có mối tương quan nhiều đời. Nhận thức được như vậy, chúng ta tin chắc rằng tất cả những Phật tử tham dự đạo tràng tu học hôm nay đã từng gặp gỡ và giúp đỡ nhau, đã từng cùng nhau tu hành ở các chúng hội đạo tràng của Bồ tát trong quá khứ, mới dẫn đến sự hòa hợp tu hành với nhau hôm nay. Vì vậy, đối với hàng đệ tử Phật, ơn Tam bảo được đặt lên hàng đầu.
Hồi tưởng lại cha mẹ, bạn bè của chúng ta và những người có quan hệ tốt với chúng ta trong kiếp quá khứ, thì gặp lại trong hiện đời sẽ đối xử tốt với nhau. Cứ nhìn quá khứ sẽ biết hiện tại, hay ngược lại, nhìn hiện tại mà thấu rõ quá khứ của mình như thế nào.  Hiện tại có người thương là quá khứ đã có quan hệ tốt; người ghét và chống ta là đã từng chống nhau trong quá khứ. Biết như vậy, chúng ta phải giảm bớt sự chống đối, vô hiệu hóa sự thù nghịch, để tăng trưởng công đức lành và có được bạn bè tốt.
Thực tế cho thấy trên cuộc đời có những người hoàn toàn cô độc, luôn bị chống đối; nhưng cũng có người được hàng hàng lớp người ủng hộ, vì họ đã khéo tu hạnh Bồ tát trong kiếp quá khứ, đã thành tựu những việc làm tốt. Ngược lại, kiếp quá khứ chỉ gây toàn là thù hận, tất nhiên hiện tại phải gặp những việc phiền muộn, không được ai thương quý.
Do vậy, trên nền tảng của lý nhân quả theo Phật dạy, cha mẹ chúng ta hiện đời có thể là cha mẹ chúng ta trong quá khứ, hay cũng có thể là người thù nghịch với chúng ta trong quá khứ. Nếu là người thân thương ta trong quá khứ tái sanh lại làm cha mẹ hiện tại là biết quá khứ tốt; nhưng cha mẹ thù nghịch với ta trong hiện tại, phải biết đó là oan gia nghiệp báo gặp lại nhau.
Đức Phật dạy có ba hạng quyến thuộc, một là do ơn nghĩa quá khứ tái sanh làm cha mẹ, hai là do thù nghịch quá khứ tái sanh làm cha mẹ, ba là do đạo đức tu hành của chúng ta cảm được các vị Bồ tát, Thánh Tăng tái sanh làm quyến thuộc của chúng ta để cứu nhân độ thế.
Hòa thượng Thiện Hoa sanh tiền viết một tác phẩm nhỏ nhưng có ý nghĩa, câu chuyện ông trưởng giả kén rể. Ông này giàu có mà không có con. Ông đến chùa lễ Phật cầu nguyện. Bấy giờ có một anh rất tốt, nhưng nghèo, nên mẹ của anh chết mà anh không có tiền chôn cất. Anh này mới vào nhà ông trưởng giả lấy trộm tiền để lo đám ma cho mẹ và anh đã lấy cắp 30 lượng bạc. Anh thầm nghĩ khi chôn cất mẹ xong, anh sẽ tái sanh làm con ông trưởng giả để đền trả lại ơn này. Quả nhiên, chôn mẹ xong, anh ta buồn đến phát bệnh chết. Bấy giờ bà vợ ông trưởng giả có thai sanh được đứa con trai rất tốt. Lớn lên, đứa con này quán xuyến mọi việc trong gia đình, hết lòng làm ra của cải cho cha mẹ, nhưng không dám tiêu xài của gia đình.
Nhưng trớ trêu là ông trưởng giả có được đứa con trai, nên rất vui mừng, mới lên chùa lễ tạ một số tiền. Vị trụ trì muốn sửa chùa, nên đã quyên góp tiền và nhờ ông trưởng giả giữ dùm, khi nào đủ tiền sửa chùa thì sẽ lấy về. Và ông trụ trì lại tiếp tục quyên cho đủ tiền, nhưng đến khi ông trở lại nhà ông trưởng giả để lấy số tiền gởi, thì tiền này bị mất cắp. Bà trưởng giả tham lam thề rằng nếu bà có nhận số tiền của thầy gởi thì cho bà chảy máu mắt chết.
Vị trụ trì này tu hành, nhưng chưa đắc đạo, nên khi số tiền gởi bị mất, không biết nói sao với bổn đạo, ông mới treo cổ tự tử chết. Bấy giờ, bà trưởng giả lại mang thai đứa con thứ hai. Người con lớn siêng năng làm lụng tạo của cải cho gia đình bao nhiêu thì đứa con thứ hai lại tiêu xài phung phí, phá hại gia sản bấy nhiêu.
Đứa con lớn rất tốt, nhưng không bệnh hoạn gì nặng, chỉ sốt mà chết. Vì nó làm ra của cải, nên bà trưởng giả thương quý,
khóc chảy máu mắt rồi chết. Người cha nghĩ rằng bây giờ tài sản là của đứa con thứ hai, nên nó tiêu xài sao cũng được; nhưng chỉ một thời gian sau, nó cũng ngã bệnh chết.


Như vậy là hai đứa con trai của ông chết hết. 

Đứa lớn là người đã vào lấy trộm 30 lượng bạc chôn cất mẹ, tái sanh làm con của ông, nó tạo cho ông được đúng 30 lượng bạc rồi đi. 
Đứa con thứ hai thì tiền thân của nó là ông sư đã gởi tiền, nay đòi đủ số nợ này rồi cũng đi. 
Còn người con gái thứ ba là hiện thân của Quan Am, do ông lên chùa lạy Bồ tát Quan Am thành khẩn, nên Quan Am tái sanh vào nhà ông để làm đạo. 
Ba người con nói trên tiêu biểu cho ba trường hợp tái sanh, do thọ ơn mà sanh lại làm con, do oán thù mà sanh lại làm con và do Bồ tát hiện thân độ đời. 
Vì vậy, trong gia đình nào cũng có con hiếu thảo, hoặc con bất hiếu, hoặc con tu hành.
Người con thứ ba do Bồ tát, Thánh Tăng cảm tâm mà tái sanh làm quyến thuộc để cứu độ chúng sanh. Và Phật dạy rằng Bồ tát còn mê khi cách ấm, nghĩa là bỏ thân này, ma
ng thân sau thì Bồ tát cũng quên tất cả mọi việc của quá khứ. Vì vậy, cần phải có Thầy hiền bạn tốt gợi ý, tức khai ngộ thì nhớ. 

Đọc lịch sử, chúng ta thấy Ngài Trí Giả là Tổ của Thiên Thai tông ở Trung Quốc nếu không gặp Huệ Tư đại Thiền sư khai ngộ, thì không nhớ được kiếp trước và cũng không thâm nhập được thế giới vĩnh hằng bất tử của Pháp Hoa, dù Ngài ở thế giới đó sanh lại. Nhờ đại Thiền sư Huệ Tư khai ngộ, Ngài nhớ lại đã từng thâm nhập Thiền quán của hội Pháp Hoa và Ngài trở thành vị quốc sư của hai triều đại. Tùy Dạng Đế lên ngôi vẫn cầu Ngài xin thọ Bồ tát giới. Đó là Bồ tát sanh lại, mang thân ngũ ấm cũng quên tiền kiếp.
Bồ tát thọ sanh thường lựa chọn cha mẹ có tín tâm, có quan hệ với Tam bảo và sanh vào gia đình như vậy, để khi còn trong thai mẹ đã tiếp tục được nghe mẹ tụng kinh, nghe cha học đạo. Trong đạo tràng chúng tôi, có nhiều gia đình siêng nghe pháp và tu hành đúng pháp, đã có được những đứa con chưa biết nói, mà nhìn thấy tượng Phật đã biết chắp tay lạy; do cha mẹ trì kinh Pháp Hoa, lễ Phật và được vị Bồ tát nào đó cảm tâm mà sanh lại làm quyến thuộc.
Và tất cả chúng ta tu hành trong kiếp này, khi bỏ xác thân, chúng ta cũng về chùa lễ Phật bằng trung ấm thân của mình, khi đó thấy Phật tử nào thích hợp với mình, thì mình theo về, tái sanh làm quyến thuộc. Thực tế chúng ta thấy các vị đại sư tái sanh, cốt cách tu hành của họ vẫn thể hiện rõ rệt trong thân đứa trẻ. Vì vậy, theo Phật giáo Tây Tạng, các Lạt ma phải đi tìm những đứa bé tái sanh đưa về khai ngộ sớm để có thể phục hồi nhanh chóng quá trình tu hành của họ ở đời trước.
Chúng ta nhìn chung trong mối quan hệ bốn ơn, thì quan hệ cha mẹ, Thầy bạn, xã hội, biết được chúng ta cũng từng quan hệ với nhau từ vô lượng kiếp cho đến kiếp này. Nếu chúng ta thương cha mẹ của mình trong kiếp này là họ đã là cha mẹ chúng ta trong quá khứ. Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia đã từng là cha mẹ của Đức Phật.
Cho nên, mọi người sanh ra đều có huyết thống xã hội và huyết thống tâm linh. Huyết thống xã hội là huyết thống bằng xương thịt. Huyết thống tâm linh là mối quan hệ giữa linh hồn cha mẹ ta và linh hồn của ta đã có trong quá khứ. Chúng ta muốn đền trả ơn sanh thành dưỡng dục, phải làm sao. Đối với tôi, trong thân cốt cách hình hài của chúng ta đã có huyết thống của cha mẹ, ông bà. Vì vậy, có những dòng họ khoa bảng, đều học giỏi, hay có gia đình huyết thống giỏi về kỹ thuật. Nhưng huyết thống tâm linh quan trọng hơn. Vì vậy, nhiều khi cha mẹ giỏi, nhưng con không giỏi; vì huyết thống vật chất có, nhưng không có huyết thống tâm linh, không có nguồn tâm linh, nên không vô được, vì linh hồn đó thuộc ác ma thì làm sao vô được.
Cha mẹ hiện tại cũng có thể đã là cha mẹ quá khứ, hay thay đổi làm cha mẹ lẫn nhau, làm Thầy trò lẫn nhau. Thí dụ tôi già, chết, tái sanh thì Thầy Nhật Từ là học trò của tôi, nhưng tôi muốn học đạo cũng phải cầu ông này làm Thầy, nghĩa là thay phiên nhau làm Thầy trò để dìu dắt nhau tu hành.
Chúng ta đền trả ơn Tam bảo là lo cho thế hệ sau, gọi là tiếp dẫn hậu lai. Trả ơn Phật, trả ơn Thầy, không gì khác hơn là những gì Thầy đã làm cho mình, mình phải làm cho lớp học trò. Nỗ lực phát huy thành quả tu hành là trả được bốn ơn. Không tu thì “Phi mao đới giác hoàn”, hay ăn bao nhiêu thì trả bấy nhiêu.
Trả ơn đúng nhất là tu hành đắc đạo, tâm chúng ta được an lạc, thì ông bà tổ tiên chúng ta nương nhờ sự an lạc của mình mà họ cũng được an lạc theo; vì trong thân chúng ta đã có cha mẹ, ông bà mình, nên họ tiếp cận với mình rất dễ. Người thân chúng ta qua đời, nếu chúng ta khóc than đau khổ, người chết sẽ đau khổ theo. Nhưng người tu hành, tâm an lạc, tâm người chết gá theo tâm ta, họ cũng được an lạc. Vì vậy, chúng ta cầu nguyện cho người mất, mà cũng vừa trả được ơn sanh thành dưỡng dục một cách hữu hiệu; vì họ đã có trong ta.
Còn đối với ơn xã hội, chúng ta thấy rõ nếu chúng ta tự tịnh hóa mình trở thành người tốt thật trong xã hội, thì người quan hệ với ta cũng được an lạc; cho nên chúng ta chưa làm gì mà họ đã an lạc. Thí dụ, khi tôi còn là học Tăng ở Nhật, Phật tử cúng dường tôi một số tiền để chi phí tu học. Khi tôi đỗ đạt, về nước làm được một số Phật sự, họ nói rằng Thầy học và làm đạo được như vậy, con rất yên tâm.
Hòa thượng Thiện Hòa viết thư cho tôi, dạy rằng : “Đông Kinh đi dễ khó về”. Nhưng về được và làm được việc là đã trả được ơn, vì ngoài đời có nhiều cám dỗ lắm. Về Việt Nam, tôi cũng biết sau chiến tranh, phải khổ. Bạn bè và các giáo sư khuyên tôi ở lại Nhật, đừng về, cần gì cũng có, vì họ quý mến, sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng tôi nhớ lời Hòa thượng Thiện Hòa dạy rằng không về là thiếu nợ. Ý thức như vậy, tôi trở về Việt Nam, nghĩ rằng khổ cũng chấp nhận, chết cũng cam lòng. Sau mấy chục năm phục vụ đạo pháp, tôi rất an lòng; vì tôi đã làm đúng theo nguyện của tôi, làm đúng theo lời dặn dò của Hòa thượng và làm đúng theo sự mong mỏi của Phật tử cúng dường.
Muốn ơn đền nghĩa trả đầy đủ, cách tốt nhất là tu đắc đạo. Còn chúng ta làm gì cho người thân, nhưng chúng ta bị đọa thì chỉ làm cho người thân đau khổ thêm mà thôi. Chắc chắn rằng trả ơn theo thế gian không bao giờ hết; nhưng trả ơn theo Phật dạy như vừa nói trên, nếu người còn khổ có liên hệ, nghĩ đến ta, họ cũng được an vui giải thoát; đó là ý nghĩa của ơn đền nghĩa trả đúng chánh pháp.
Mong rằng Phật tử có tầm nhìn xa, thấy được mối quan hệ vô hình giữa chúng ta và những người xung quanh. Và sống trong thế giới tâm linh thanh tịnh đó, Đức Phật vẫn hiện tiền, nhưng đòi hỏi chúng ta phải lắng lòng, đi sâu vào Thiền định để gặp được Phật và Bồ tát. Đức Phật đắc đạo, thấy mối liên hệ mật thiết của Ngài với chư Phật mười phương ba đời, đó mới là ý nghĩa quan trọng mà chúng ta cùng hướng đến. Chúng tôi cầu mong các Phật tử trong đạo tràng tu tập nơi đây không phải chỉ sống một ngày an lạc, mà phải thâm nhập thế giới Phật để được an lạc vĩnh viễn cho đến ngày thành tựu quả vị Vô thượng Bồ đề.

HT.Thích Trí Quảng.


HẠNH THI ƠN VÀ BIẾT ƠN
Giảng sư: Đại đức Chánh Trí

Vừa qua, tại TPHCM , Tổ đình Bửu Quang- Phật giáo nguyên thủy đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 8 năm ngày cố hòa thượng thiền sư Thích Bửu Hạnh viện tịch . Nhân dịp này , Đại đức Thích Chánh Trí –  chùa Từ Quang, Q. Gò Vấp, Tp. HCM đã thuyết pháp cho Mồn đồ Pháp quyến cố Ht. Thiền sư Bửu Hạnh.

Nội dung thuyết pháp với đề tài : HẠNH THI ƠN VÀ BÁO ƠN

Kinh thưa toàn thể phật tử, thiện nam tín nữ !

Hôm nay tại Tổ đình Bửu Quang, Phật giáo nguyên thủy  chúng ta  thành kính tưởng niệm 8 năm ngày mất của cố Hòa thượng Thiền sư Bửu Hạnh. Nhân dịp này, Đại đức Thích Thiện Minh- Trụ trì Tổ Đình Bửu Quang  nhã ý yêu cầu chúng tôi thuyết pháp đến toàn thể quý vị. Đề tài Hạnh thi ơn và báo ơn mà đức Phật đã dạy là những hạnh lành căn bản để chúng ta thực hành những pháp lành khác cho được trọn vẹn để bổ sung các pháp độ trong tương lai.

Chúng tôi xin nhắc lại về cố Hòa thượng Bửu Hạnh để các Phật tử biết mà  noi theo tấm gương của Ngài. Tôi có duyên được gặp Ngài Bửu Hạnh từ những năm 1984 cho đến khi Ngài mất. Khi đó tôi còn nhỏ nhưng hạnh tu của Ngài đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Hạnh tu của Hòa thượng Bửu Hạnh chính là thân giáo đặc biệt, góp phần giáo hóa trực tiếp cho chúng ta noi theo sự tu tập của Ngài để thành tựu những hạnh lành. Năm 1984, lúc đó Thượng tọa Bửu Chánh mới nhận Thiền viện Phước Sơn, tại lễ đặt bát hội ở đây tôi được gặp Hòa thượng Bửu Hạnh. Lúc bấy giờ, Hòa thượng Bửu Hạnh tu độc cư thiền định, ôm bình bát đi xin ăn mỗi ngày.  Đặc biệt, Hòa thượng không nhận sự cúng dường tiền bạc, chỉ thọ dụng thực phẩm dâng cúng trong bình bát mà thôi. Khoảng năm 2002, Hòa thượng Thích Thiện Tâm – Trụ trì chùa Phổ Minh – nay là Uỷ viên Thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN đến thăm Hòa thượng Thích Bửu Hạnh. Tính theo tuổi đời, Hòa thượng Bửu Hạnh đáng bậc cha chú của Hòa thượng Thiện Tâm. Còn tính theo tuổi hạ trong nhà Phật thì Hòa thượng Thiện Tâm lớn hơn Hòa thượng Bửu Hạnh 5 hạ tỳ kheo. Do vậy, ngay khi gặp Hòa Thượng Thiện Tâm, Hòa thượng Bửu Hạnh đã  đảnh lễ Ngài Thiện Tâm 3 lạy. Bởi theo giới luật, một vị tỳ kheo xuất gia sau một vị tỳ kheo khác dù chỉ một giờ hay một phút thì cũng phải đảnh lễ người đã xuất gia trước mình. Ngài Bửu Hạnh đã dạy cho chúng sanh những bài học về thân giáo không bao giờ nhàm chán. Thân giáo thể hiện qua những oai nghi, phạm hạnh từ thân – khẩu – ý,  qua đó giúp chuyển nghiệp xấu ác thành nghiệp thiện lành, chiêu cảm chúng sanh học  theo hạnh Phật .

Có hai dạng người: người biết ơn và người tìm cách trả ơn. Ai cũng biết trong cuộc sống  người thọ ơn nhiều hơn người tìm cách trả ơn . Khi mở mắt chào đời là chúng ta đã thọ ơn cha mẹ , anh em, quyến thuộc , thầy cô, bạn bè, quê hương , đất nước . Nếu nói trong Phật pháp thì chúng ta thọ ơn Tam bảo , ơn Thầy Tổ. Do vậy tri ơn và báo ơn phải xem như là bổn phận cần làm. Nếu chúng ta quên những ân nghĩa mà mình đã thọ thì khó tiến hóa trên con đường tu tập. Nếu biết ơn và báo ơn, chúng ta sẽ thành tựu trên con đường đạo mà kinh Phật nói là ‘’ thành tựu mỹ mãn ‘’ những nguyện vọng . Người tu Phật mà không bắt chước hạnh của Phật, không làm theo lời dạy của Phật làm sao gọi là con Phật dù tại gia hay xuất gia. Có thể nói, người thọ ơn và biết tri ơn khó tìm trong cuộc đời. Nếu ai cũng  biết làm tốt bổn phận, trách nhiệm đối với đất nước, cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, thầy cô, bạn hữu….thì sẽ luôn an vui, hạnh phúc. Hạnh tri ơn , báo ơn phải thông qua việc làm cụ thể chứ không chỉ nói suông. Làm học trò phải có bổn phận đối với Thầy, nhất là những vị Thầy tinh thần luôn mong đệ tử trở thành người có đạo đức, có tri thức . Ông bà xưa thường nói: ‘’Tiên học lễ, hậu học văn’’. Nếu không có nền tảng lễ nghĩa, đạo đức thì dù có tài năng con người cũng không mang lại nhiều lợi ích cho những người chung quanh. Đối với Ngài Bửu Hạnh , Ngài không nói gì nhiều về lý thuyết, chỉ không ngừng thực hành những hạnh lành. Học trò của Ngài biết rằng Thầy luôn mong mình trở thành người đạo đức, tránh xa những điều ác , tạo thêm nhiều việc thiện. Đó chính là giới đức mà Ngài Bửu Hạnh luôn nhắc nhở những người con Phật. Trên bước đường truyền đạo, người Thầy muốn học trò đi theo Phật Pháp, ngoài khả năng lý luận, thuyết giảng thì điều quan trọng thuyết phục kẻ khác chính là  đạo đức của Thầy. Đạo đức này thể hiện qua những đại oai nghi, tiểu oai nghi, qua từng lới nói, cử chỉ trong sinh hoạt hằng ngày, qua những việc làm giúp chúng sanh chuyển hóa tâm thức, hướng đến chân thiện mỹ.

Người tu Phật khi bước vào cổng chùa đã thể hiện lòng khiêm cung rồi, không chỉ cung kính đối với tam bảo, cung kính đối với chư tăng (là những bậc xuất gia ) qua hình thức đảnh lễ hay chắp tay xá quý sư, quý cô tu nữ mà phải tự trong tâm đem lòng cung kính. Thực hành được như vậy thường xuyên,  tâm chúng ta luôn cảm thấy an lạc và ta sẽ có nhiều phước báu hơn. Khi đã là bậc xuất gia hoặc chỉ là thiện nam tín nữ thì ai cũng biết rằng  giới tướng rất quan trọng để làm phương tiện giáo hóa chúng sanh, đem lại sự hoan hỷ cho nhau . Trong thực tế, nhiều người học nhiều, biết nhiều, nói nhiều, nói hay…. nhưng không làm theo những lời Phật dạy hóa ra lại phản tác dụng, chỉ làm cho người khác phiền não thêm hơn. Cho nên những người có học vị cao như tiến sĩ, cử nhân cũng không ăn nhằm gì nếu họ sống không có đạo đức, không giúp đỡ người khác, không làm lợi ích cho những người chung quanh.

Trong lịch sử Phật giáo, mọi người thường nhắc đến bài học về lòng tri ơn và báo ơn giữa Ngài A Xà Chí và Ngài Xá Lợi Phất. Chuyện kể rằng trên đường đi khất thực, Xá lợi phất gặp ngài A Xà Chí. Tướng mạo oai nghi, phạm hạnh trang nghiêm của ngài A Xa Chí ngay từ lần gặp đầu tiên đã thu hút người thanh niên này đi theo Ngài. Đến nơi nghỉ ngơi,  người thanh niên này lặng lẽ trải tọa cụ, xách nước rửa bát cho Ngài A Xà Chí. Sau khi làm xong hết những việc chăm sóc Ngài A Xà Chí, người thanh niên mới dám hỏi đạo :

-Thưa Ngài, Ngài là đệ tử của ai ? Thầy của Ngài đã dạy cho Ngài điều gì ?
Ngài A Xà Chí nói:
-         Bần tăng là đệ tử của Ngài Cồ Đàm và Ngài chỉ dạy cho bần tăng hai điều  . Đó là : Các pháp tùy duyên sanh . Các pháp tùy duyên diệt . Chỉ có vậy thôi .
Nghe Ngài A Xà Chí nói như thế ,  người thanh niên chợt ngộ đạo . Người Thanh niên đó chính là Ngài Xá Lợi Phất. Sau này khi đã trở thành người uyên thâm học Phật, Ngài Xá Lợi Phất không bao giờ quên ơn Ngài A Xà Chí.  

Có thể nói , mọi sự trên đời đến đi đều do nhân duyên . Nếu cha mẹ dạy con cái không nghe lời hãy tự nhìn lại bản thân. Muốn dạy ai điều gì trước hết ta phải làm được điều đó. Qua những gì mình làm gọi là sở hành có tốt đẹp thì dạy người khác họ mới làm theo. Trong chùa, có khi dùng khẩu giáo,  có khi dùng thân giáo dạy dỗ  đệ tử. Ví dụ như việc quét sân chùa. Đệ tử nhỏ tuổi nói mãi không nhớ, vị Thầy trụ trì cầm cây chỗi tự quét sân luôn. Thấy Thầy trụ trì cầm chỗi quét sân chùa, đệ tử giật mình, quán chiếu lỗi mình, từ đó về sau không dám lười biếng nữa. Còn nếu như khẩu giáo, thân giáo mà đệ tử cũng không thay đổi,  không nghe lời thì ta sẽ quán về nghiệp duyên để không phiền não trong tâm. Chúng ta biết rằng mọi sự trên đời không đi ra ngoài lý nhân duyên. Ta sống trên đời này là nghiệp duyên của riêng ta mà ra. Chúng sanh vì nghiệp lực mà từ những cảnh giới khác nhau, tìm đến nhau mà cộng nghiệp với nhau để sanh ra làm bà con, thân quyến, cha mẹ, con cái, vợ chồng của nhau. Cũng do ơn ơn , oán oán mà tìm nhau để trả ơn hoặc báo oán nhau mà thôi. Cho nên, tin nhân quả, nghiệp báo, chúng ta không ngừng tu tập thân giáo, khẩu giáo thiện lành để bớt đi nghiệp xấu ác do  tham , sân, si gây ra.

Chư Thiên có niềm tin nơi Phật pháp, làm những hạnh lành bố thí, cúng dường, giữ giới trang nghiêm, thanh tịnh thì phát sanh trí huệ. Đó là con đường đi của TÍN, THÍ, GIỚI, TUỆ . Bốn hạnh lành này ai tu tập được thành tựu đều có phước báu như chư Thiên.

Do vậy, người Phật tử nỗ lực không ngừng  học pháp, hành pháp, hộ pháp.
Tu sĩ cũng học pháp, hành pháp, hộ pháp để tiếp độ chúng sanh trên cương vị là sứ giả của Như Lai .

Sự biết ơn, tri ơn cao thượng là làm theo những lời dạy của Chư Phật,  phát nguyện làm theo những hạnh lành của Như Lai, tự chuyển hóa tâm thức, giúp cho mình và mọi người luôn được an lành , hạnh phúc , đồng đều nhau cả thảy vậy.

Quang Duyên ghi chép


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gởi:

- Chư Tôn Đức Tăng Ny
- Chư Thiện Hữu trí thức
- Quý Phật tử
- Quý ban biên tập các trang mạng Phật Giáo

Khoảng hai năm trở lại đây, một số đông ban hộ niệm của các chùa đã tách rời chùa để sinh hoạt riêng, và được sự chỉ đạo dẫn dắt của một số cư sĩ ảnh hưởng Tịnh Tông Học Hội ở nước ngoài đã làm cho nội bộ Phật Giáo phân hóa, chia rẽ. bài viết này con viết từ lâu, đắn đo mãi nay mới đăng tải. Kính chuyển đến Chư Tôn đức, cùng quý Thiện hữu tri thức, Quý phật tử, quý Ban biên tập các trang mạng Phật giáo ưu tư cho sự vững bền của Đạo Pháp. Cùng chia sẻ và có hướng dẫn thích hợp để cho Phật Giáo Việt Nam mãi bền vững và phát triển nhịp nhàng.

Kính
Thích Giác Tâm

Link: http://chuabuuminh.vn/phat-giao-va-thoi-dai/chan-hung-phat-giao/77D649_suy_tu_ve_van_nan_loai_tang_ra_khoi_tam_bao.aspx

SUY TƯ VỀ VẤN NẠN

LOẠI TĂNG RA KHỎI TAM BẢO

Thích Giác Tâm

blankChuyện năm ngoái. 
 Mẹ dắt con trai 10 tuổi về chùa xin Sư quy y. Buổi lễ quy y Sư để ý cậu con trai có gương mặt phúc hậu yên lặng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối.
 Người mẹ 35 tuổi tín tâm hướng về Phật dâng trọn tấm lòng thành.
 Mẹ Vũ thị H Sư cho Pháp danh: Thường Giới
Con Đặng Vũ Q được Sư cho Pháp danh: Thường Trọng. Sau lễ quy y hai mẹ con ra ngồi dưới hàng cau chùa, mẹ dặn con: “ Q ạ ! Bố con đã mất, hôm nay con với mẹ về chùa xin Sư phụ quy y, mẹ con mình đã chính thức là đệ tử Đức Phật, là đệ tử của Sư Phụ, mẹ con mình nương tựa vào Sư Phụ mà học đạo tu tập. Kể từ hôm nay mẹ phát nguyện ăn chay trường, để cầu nguyện cho con thành danh thành nhân trong cuộc đời, biết yêu thương mọi người, biết nghĩ đến vận mệnh của Tổ quốc, không gây khổ và phá phách một ai, mẹ sẽ nấu cơm mặn cho con ăn, con đừng có gắp cá gắp thịt bỏ vào chén cơm của mẹ như mọi khi nữa”.Với đứa con 10 tuôi những lời nhắn nhủ căn dặn của chị là hơi quá tầm hiểu của biết của cháu, nhưng mà cháu vẫn hiểu, hiểu theo cách của cháu cảm nhận, cháu gật đầu và hứa với mẹ.
Chuyện năm nay .
Chiều ngày 25 tháng giêng mẹ con đến chùa mang biếu Sư một chút quà với lời lẽ chân chất: “ Hôm mồng một tết con có đi chùa lễ Phật, nhưng hôm đó Phật tử đông quá ! Con chưa mừng tuổi Sư Phụ được. Hôm nay mẹ con con đến chùa lễ Phật thăm Sư Phụ, cầu chúc người có nhiều sức khoẻ để dìu dắt hướng dẫn chúng con trên bước đường tu tập. Nếu không gặp được Sư Phụ thì con làm sao hiểu được Phật pháp, làm sao buông bỏ những chuyện phù phiếm mà tu hành. Chồng chết con tưởng chừng như mất tất cả, tưởng chừng như không đứng vững ở cõi đời, nhưng duyên lành con gặp Phật gặp Sư Phụ, câu kinh tiếng kệ lời lẽ động viên của Sư Phụ và bạn đạo, con đã vượt qua đựơc khổ đau mà sống nuôi con. Hằng đêm con mở băng đĩa giảng của các Thầy các Sư Cô mà nghe, nghe xong giảng giải lại cho con trai nghe, con giảng từ từ chậm chậm cháu cũng hiểu được mỗi khi một ít, cháu thương Phật thích đi chùa và cũng rất thích ăn chay với mẹ. Con không thể nào ở mãi bên cạnh con con, con sẽ chết trước cháu và con muốn trang bị cho con con một chút vốn luyến phật pháp, một chút từ bi yêu thương , một chút trách nhiệm với cộng đồng để cháu sống. Con quý các Thầy, con quý Tăng, nếu không có Tăng ai làm đạo, ai hoá đạo, ai xây chùa, ai nuôi chúng điệu để truyền đăng Phật pháp. Con có người bạn tham gia ban hộ niệm, mỗi khi có gia đình người hấp hối thì bạn con cùng với những người trong ban hộ niệm đến liên hệ với gia đình và hộ niệm cho người sắp lâm chung. Chỉ niệm bốn chữ thôi A Di Đà Phật không phải Nam Mô A Di Đà Phật, bạn con kể lại mỗi khi ban hộ niệm của nhóm bạn con đi tới đâu, và niệm tụng cầu nguyện cho ai thì người đó được vãng sanh. Con rất nghi ngờ về chuyện dễ dàng vãng sanh như vậy. Bạn con và nhóm bạn của bạn ( Ban Hộ Niệm) nói: “ gia đình nào mà mời họ thì sẽ không được mời các Thầy ( Tăng, Ny) chỉ có họ lo đám từ đầu đến cuối, sau đám tang: Tuần sơ thất, tuần tam thất, chung thất chỉ có đạo tràng BHN đến với gia đình. Con rất lo Sư Phụ ạ ! Con lo nếu tình trạng này kéo dài, nếu BHN kiểu này mà nhân rộng thì nguy cơ Tăng Bảo không còn. Con mới biết đạo, nhưng con luôn lo lắng cho đạo pháp, bởi vì tối nào con cũng vô các trang mạng Phật giáo để đọc tin đọc bài tìm hiểu giáo lý. Niềm ưu tư của con có được là cũng từ nơi những bài viết chấn hưng Phật giáo của các Thầy các Cư Sĩ, con đã bắt đầu lao vô lãnh vực này để tìm hiểu. Con vô google tìm hiểu con có biết năm xưa ( trước 1975) Cư Sĩ Đoàn Trung Còn một nhà Phật học lỗi lạc, vì bất mãn một số các Thầy ( Tăng ) ông đã bằng uy tín và tài giỏi của mình lập nên Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam (không có Tăng hiện diện trong tổ chức này). Cư Sĩ Chánh Trí Mai thọ Truyền, cũng là một nhà Phật học lỗi lạc, cũng bất mãn một số các vị Tăng cũng đã từng phát ngôn: “ Tôi chỉ Quy Y Phật Bảo, Quy Y Pháp Bảo, không cần Quy Y Tăng Bảo. Ông đã lập nên chùa Xá Lợi, thành lập Hội Phật Học Nam Việt do ông quản lý, ông cũng không cần Tăng Bảo. Nhưng rồi thương ghét cũng cứ luân hồi lòng vòng, Chùa Xá Lợi do ông sáng lập, không còn cư sĩ quản lý nữa mà đã giao lại cho Chư Tăng quản lý điều hành.
Bạch Sư Phụ ! Con có người bạn ở Đắc Lắc, tu học tại chùa Khải Đoan cũng có kể cho con nghe về Ban Hộ Niệm tương tợ như ở Gia Lai, cũng đi niệm Phật hộ niệm cho người chết, cũng tuyên bố ai được họ hộ niệm thì đều được vãng sanh, và quan trọng nhất vẫn là loại Tăng ra, không cần Tăng. Trong số các vị trong BHN hầu hết đều có quy y, có pháp danh, nhưng khi tham gia BHN niệm Phật bốn chữ (A Di Đà Phật) thì không còn gắn bó với chùa nữa thậm chí đối lập.
Chuyện đáng lo là ở chỗ đó, bên ngoài nhìn vô thì thấy họ vẫn mặc áo tràng lam, vẫn chuông vẫn mõ, vẫn niệm Phật A Di Đà ( tuy có bốn chữ). Nhưng bên trong, đường lối là đối lập hẳn với Tăng Bảo, tìm cách loại Tăng giống như Cư Sĩ Đoàn Trung Còn và Cư Sĩ Mai Thọ Truyền năm xưa. Trong nhận thức của một số người chưa biết rõ nội tình thì thấy mời BHN tiện lợi và không tốn kém, dễ mời. Bởi mời Sư Tăng thì phải công đức phải tạ ( không công đức không tạ lấy đâu tu sửa chùa chiền, nuôi chúng điệu ăn học, tiếp nối phật pháp tương lai)còn mời họ không phải thù lao,tạ tiền, miễn sao để cho họ trọn quyền quyết định đám tang, có trường hợp biểu gia đình ký sẵn vào giấy cam kết, hoặc là tờ di chúc của cha hoặc mẹ để lại căn dặn con cháu phải mời ban hộ niệm (BHN).
Thời gian gần đây trên các trang mạng Phật giáo, rộ lên những tin tức về chuyện cải đạo, đó là một nỗi lo lớn. Bên trong đạo tràng niệm Phật tự phát là BHN, ban trị sự Phật giáo của mỗi tỉnh không quản lý được, nở rộ khắp nơi. Nhìn bên ngoài thì thấy có đạo tràng niệm Phật đi hộ niệm khắp nơi, nhiệt tình, không nhận tiền, không ăn cơm nhà tang chủ nữa, nói tóm lại chỉ có giúp và giúp không đòi hỏi gì hơn, miễn sao tang chủ, trai chủ không đến chùa, không mời Sư Tăng, không liên hệ đến Sư Tăng, Cách này còn đáng lo đáng sợ hơn nhiều so với chuyện cải đạo tín đồ Phật giáo công khai mà các tôn giáo khác đang thực hiện khắp mọi miền đất nước mà mọi người đều nhìn thấy.
Bạch Sư Phụ ! BHN kiểu này nở rộ khắp nơi, nhiều tỉnh thành HỌ đã và đang sinh hoạt với mục đích là loại Tăng Bảo, không hiểu các Hoà Thượng, Thượng Toạ lãnh đạo GHPGVN đã rõ chưa ? Các Hoà Thượng, Thượng Toạ lãnh đạo các Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh thành đã rõ chưa? Các Ngài có kêu gọi các BHN tự phát đó về răn nhắc họ nên tham gia vào đạo tràng niệm Phật của từng chùa cùng tu cùng học, dưới sự lãnh đạo của Ban Trị Sự thì lợi ích hơn nhiều, hơn là tự phát theo kiểu đó dẫn đến nội bộ phân hoá tan rã, và nguy nhất là Tam Bảo chỉ còn nhị bảo, vì Tăng Bảo đã loại trừ.
Đầu năm, thưa Sư Phụ chuyện không vui như vậy con cũng áy náy, nhưng là một Phật tử mang ơn Phật mang ơn Tăng rất nhiều con không thể làm thinh. Chuyện con vừa kể Sư Phụ có rõ chưa ạ !
Sư mỉm cười gượng, vầng trán hằn thêm nếp ưu tư trả lời:
“Sư Phụ có hiểu có rõ nhưng chưa nói ra được, vì BHN tự phát đang đi hộ niệm cho người chết, mặc áo tràng lam, có chuông, có mõ, có Phật A Di Đà, lại không lấy tiền thù lao, không đòi hỏi gì hết. Chỉ có loại Tăng ra khỏi Tam Bảo thôi, mà không có gì làm bằng chứng thì làm sao nói họ được”. Sáu chữ A Di Đà Phật với bốn chữ A Di Đà Phật vậy mà trùng trùng cách biệt. Xưa nay lục tự Di Đà thì Phật giáo bình yên, còn tứ tự Di Đà thì gây xáo trộn trọng nội bộ Phật giáo. Nam Mô là cung kính, mất Nam Mô, Tăng Bảo loại trừ. Phật giáo Việt Nam hết nạn nọ đến tai kia. Hiểm nạn từ bên ngoài, hiểm hoạ từ bên trong.
Quý Phật tử niệm bốn tiếng Di Đà, quý vị đang là đệ tử Phật, có pháp danh nữa, đã từng quy y, ai quy y cho các vị nếu không phải Tăng, các vị ngồi quy y trong chánh điện trong chùa, mà chùa xây cất được là từ những đồng tiền hỷ cúng của phật tử khi mời chư tăng đến nhà hộ niệm, hiếu sự, các vị làm thay việc của quý chư tăng hết, phật pháp sẽ không còn tồn tại ở thế gian. Các vị vãng sinh về nước cực lạc hết, nhìn xuống trần gian này chỉ còn tín đồ các đạo khác, không còn Phật tử nữa các vị có vui không? Các vị có yên lòng sáng đi hái hoa trên con đường dát vàng dâng cúng Phật, rồi thanh thản ngồi nghe Phật thuyết pháp, tiếp tục tu hành. Còn thế hệ con cháu chúng tôi Tăng Bảo không còn, các Cao Tăng Tòng Lâm Thạch Trụ không còn, không còn Tăng để cất chùa, nuôi chúng điệu, không còn Tăng để giảng giải, dịch kinh viết sách, tổ chức khoá tu, truyền giới dạy dỗ tu hành, chúng tôi biết nương tựa vào đâu? Các vị thì đã vãng sanh hết rồi, con cháu các vị có khi lại rẽ sang tín ngưỡng khác. Hạt giống Phật pháp truyền thừa từ xưa đến nay đều từ Tăng qua Tăng, chứ Cư Sĩ như các vị không thể thay thể vai trò đó được, cha mẹ trong BHN khi chết rồi thì có truyền lại BHN cho con cho cháu tiếp nối? Các vị là con Phật các vị nỡ lòng nào để cho Phật pháp lụi tàn bằng cách làm Phật sự vì tự ái, vì sự không cân nhắc lợi hại của mình.
Trong kinh Pháp Hoa Đức Phật có dạy: “ Tam giới bất an do như hoả trạch - Cõi Dục giới , Sắc giới, vô sắc giới không yên ổn chút nào giống như đang ở trong lò lửa” Không cần nói đến Tam giới, chỉ cần nói đến cõi này thôi, cõi người ta này thôi thì đã thấy như đang ở trong nhà lửa. Lửa cháy bùng lên ai cũng thấy ngọn lửa, thì chữa cháy rất dễ, còn lửa cháy mà không thấy ngọn lửa, âm ỉ cháy, âm thầm cháy, cháy khéo léo để mọi người không nhận ra là lửa đang cháy thì nguy hại khôn cùng. Vì không thấy lửa bùng lên thì hơi đâu mà chữa. Nhưng kết cục cháy nào cũng là cháy, hệ quả là đống tro tàn. Cá nhân tôi nếu các vị trong BHN mà cùng ngồi xuống cho chúng tôi giáp mặt, chúng tôi lạy các vị vạn lạy, như năm xưa khi thọ giới lớn về tôi lạy bộ kinh Vạn Phật để trả ơn Tam Bảo, trả ơn giới sư đã truyền giới cho tôi tu hành. Tôi lạy các vị và kêu lên thống thiết rằng: “ Các vị đừng bỏ công ăn việc làm, đừng bỏ công việc gia đình, đừng tránh né đưa đón con đi học, đừng xao lãng trách nhiệm làm vợ, làm cha để dành hết thời giờ cho BHN tự phát, để cầu cho người chết được vãng sanh (mà có thật vãng sanh không?)mà đạo pháp thì lụi tàn, Tăng Bảo không còn ở thế gian. Ngoại đạo tung hoành truyền đạo giữa chốn không người.Kết thúc bài này bằng cách bắt chước cách niệm Phật của các cụ bà, cụ ông miền bắc cả ngàn năm nay: “ Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật”.
Thích Giác Tâm
Địa chỉ: Chùa Bửu Minh, Xã Nghĩa Hưng, Huyện ChưPăh, Tỉnh Gia Lai
Email: thichgiactam@gmail.com – banbientapchuabuuminh@yahoo.com.vn
ĐT: 0905.146 835blank0905.146 835

THƯ GÓP Ý CỦA CƯ SĨ ẨN THANH
Kính thưa,

Phật là Giác. Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, Giải Thóat.

Giác thì không Mê. Vì một niệm Mê mà có chúng sinh trôi lăn trong biển sinh tử. Muốn “Giác Ngộ” thì phải vâng theo lời dạy của Đức Phật, phải “lấy Giới làm Thày”, phải “thanh tịnh hóa tâm”, phải “tự tu tự độ”. Những lý thuyết này thì chúng ta ai cũng biết. Nhưng chúng ta có áp dụng vào đời sống thực tế không? Nếu không áp dụng thì chỉ còn là “lý thuyết suông”, vô ích cho bản thân và cho tất cả mọi người.

Cúng kiếng cầu xin không phải là Chánh Pháp, mà vốn đã có từ thời mông muội, do sự suy nghĩ của con người thời đó còn quá đơn sơ, mỗi khi có chuyện lạ thì sợ sệt xin xỏ đủ lọai thần linh vô hình.

Đức Phật dạy chúng ta theo các pháp môn tu hành đều có mục tiêu “Thanh Tịnh Hóa Tâm” để giải thóat khỏi u mê lầm lạc, để từ từ lọai bỏ những mê tín từ thời mông muội.

Trưởng tử Như Lai có trọng trách truyền bá tới chúng sinh những Lời Vàng của Đức Phật, đó là việc chính. Chuyện cúng kiếng cầu siêu cầu an là của các thày pháp bắt ma trừ tà, nhà Phật uyển chuyển tùy thuận chúng sinh tạm dùng phương tiện đề có thể gần gũi chúng sinh mà giáo hóa cho họ thấu hiểu đạo Giác Ngộ. Nếu lại coi chuyện của thày pháp bắt ma trừ tà là chuyện chính thì đã phụ bản hòai của Đức Thế Tôn biết là bao !!!

Phương tiện để “Thanh tịnh hóa tâm” gồm thâu tất cả các cách để thóat ra khỏi “tâm viên ý mã”. Các pháp Thiền, Tịnh, Mật, Luật... đều dạy thanh tịnh hóa tâm. Nếu người nào niệm 4 chữ “A Di Đà Phật” là ngay lúc đó tâm họ không bay nhảy như vượn, như ngựa vì khi “niệm Phật thì không niệm chúng sinh”. Niệm chúng sinh là những tạp niệm ô nhiễm bay nhảy trong đầu.

Tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già chỉ nhờ 2 chữ “chổi quét” mà thành đạo quả.

Lục Tổ Huệ Năng dạy “Thường tự thấy lỗi mình, Cùng đạo tức tương ưng”.

Nếu thường nhật nhà chùa có những hành động “vô duyên từ, đồng thể bi”, giúp đỡ vô vị lợi, mở mang dân trí theo Chánh Pháp, không gây cho họ mối lo sợ khiến phải cúng sao giải hạn kẻo bị tai nạn, chết gặp giờ trùng phải tránh hạ huyệt những ngày, giờ tam tai, thất sát ...vân vân và vân vân ... và nhất là trong lúc tang gia bối rối cần được an ủi và cần bầu không khí thanh tịnh cho thần thức người qua đời được êm đềm sinh về cõi tịnh, thì nhà chùa đừng biến sự “cúng dường hậu tạ” thành một cái giá vé cho thân nhân họ ra đi, khiến nó trở thành gánh nặng cho tang quyến thì mọi sự sẽ chẳng trở thành “vấn đề”.

“Nam mô A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “Án Ma Ni Bát Di Hồng”, “Chổi Quét”, vân vân... miễn “Trụ Tâm Vào Một Cảnh” là tâm thanh tịnh, là vâng lời Phật dạy rồi, chẳng cần tranh chấp ai cao siêu hơn vì sẽ chẳng ai “độ” cho người khác được mà chỉ cần đem tâm thanh tịnh của bản thân hòa vào bàu không khí trang nghiêm thanh tịnh để chuyển hóa thần thức người qua đời là quan trọng.

 Nếu người này “độ” cho người khác được thì Chư Phật và Chư Đại Bồ Tát đại từ đại bi đã độ sạch chúng sinh trong bể khổ rồi.

Chuyện Hộ Trì Tam Bảo là việc đại thiện, nhưng nếu quý ngài có thẩm quyền nơi chùa chiền tự vấn lương tâm để sáng suốt nhìn thấy vấn đề sai từ chỗ nào thì có lẽ sẽ khỏi mất công “tâm viên ý mã” viết là thư dài dòng kêt án người niệm 4 chữ A Di Đà Phật.

A Di Đà Phật

Ẩn Thanh

GÓP Ý CỦA CƯ SĨ HIỂN CHÁNH
Gửi bởi: Hiển Chánh
Email: tranhienchanh@yahoo.com

Trích từ bài của thày Thích Giác Tâm:

... “ ... Cư Sĩ Chánh Trí Mai thọ Truyền, cũng là một nhà Phật học lỗi lạc, cũng bất mãn một số các vị Tăng cũng đã từng phát ngôn: “ Tôi chỉ Quy Y Phật Bảo, Quy Y Pháp Bảo, không cần Quy Y Tăng Bảo. Ông đã lập nên chùa Xá Lợi, thành lập Hội Phật Học Nam Việt do ông quản lý, ông cũng không cần Tăng Bảo. Nhưng rồi thương ghét cũng cứ luân hồi lòng vòng, Chùa Xá Lợi do ông sáng lập, không còn cư sĩ quản lý nữa mà đã giao lại cho Chư Tăng quản lý điều hành....”...

Hiển Chánh xin thưa rằng:

Những điều kể trên hòan tòan sai sự thực. Xin đọc phần trích đọan về cư sĩ Mai Thọ Truyền được ghi lại trong trang nhà Đại Tạng Kinh Việt Nam:

Cuộc đời tận hiến

...”...Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.

 Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 1.4.1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ theo học trường Sơ học Bến Tre, Trường Trung học Mỹ Tho, sau đó lên Sài Gòn học trường Chasseloup Laubat.
Vào khoảng năm 1931 ở Sa Đéc, cư sĩ thường hay đến tham vấn cầu học với hòa thượng Hành Trụ. Cảm phục đức độ và trí tuệ của vị danh tăng, cư sĩ Mai Thọ Truyền xin thọ Tam Quy, Ngũ Giới, được HT đặt cho pháp danh là Chánh Trí. Sau khi thọ Giới, bác Chánh Trí bắt đầu ăn chay trường và đem hết nhiệt thành để phụng sự Chánh pháp.

Nhờ tinh thần tinh tấn tu học và không ngừng trau giồi kiến thức, cư sĩ Chánh Trí đã tạo cho mình vốn hiểu biết giáo lý Phật đà sâu rộng và vốn kiến thức cao về triết học Đông - Tây.

Nhằm góp phần xây dựng Phật giáo vững mạnh, cư sĩ đã kết hợp với một số đạo hữu trí thức có đạo tâm thành lập Hội Phật học Nam Việt (PHNV).

Với cương vị Hội trưởng, cư sĩ Chánh Trí rất quan tâm đến việc kiến tạo cho Hội PHNV một ngôi Tam Bảo khang trang để làm nơi thờ tự và đặt văn phòng trung ương của Hội.

Đích thân cư sĩ lo liệu mọi thủ tục như xin phép xây dựng, xin phép tổ chức lạc quyên tạo nguồn kinh phí. Sau lễ động thổ khai móng 19 tháng, Hội làm lễ lạc thành rất long trọng vào các ngày 14, 15, 16 tháng Ba năm Mậu Tuất (nhằm ngày 2 đến ngày 4-5-1958) và được hòa thượng Khánh Anh (Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt đồng thời là chứng minh Đại đạo sư của Hội PHNV) đặt tên chùa Phật học Xá Lợi....”...

Xin coi tiếp tại:

http://daitangkinhvietnam.org/lich-su-phat-giao/nhan-vat-phat-giao-viet-nam/1237-ng-nim-36-nm-c-s-chanh-tri-mai-th-truyn.html

Như thế, cư sĩ Mai Thọ Truyền đã CÓ quy y Tam Bảo với đại diện Tăng Bảo là hòa thượng Thích Hành Trụ, một bậc cao tăng (suy ra, cụ không thể phát ngôn “Tôi chỉ Quy Y Phật Bảo, Quy Y Pháp Bảo, không cần Quy Y Tăng Bảo" như bị vu cáo) và chùa Xá Lợi đã “được hòa thượng Thích Khánh Anh (Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt đồng thời là chứng minh Đại đạo sư của Hội PHNV) đặt tên là chùa Phật học Xá Lợi.”.

Chưa nói đến những việc cao siêu, chỉ xin tác giả ít nhất hãy giữ giới “không dối trá, không vu cáo sự xấu ác cho người khác”.

Đó mới chỉ là 1 trong 5 giới của cư sĩ Phật tử, chưa nói đến hàng ngũ Tỳ Kheo là bậc đạo sư trong nhà Phật, với trọng trách gìn giữ "ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh" để nêu gương "thân giáo".

Hiển Chánh



Ý KIẾN PHẢN HỒI 
(từ Phật Tử Việt Nam)
MINH NHAT vào lúc 21/09/2011 10:58
Nam Mô A Di Đà Phật.
kính bạch thầy Giác Tâm,lời lẽ của thầy rất đỗi thống thiết, con cũng thấy ái ngại cho Tam Bảo.Tuy nhiên mỗi khi con đường đi trắc trở, chúng ta lại phải nương nhờ Tam Bảo.Đức Bổn Sư đã dạy, Tam bảo là thường Trụ,thường trụ là không bao giờ dứt mất,là luôn luôn tồn tại,Tăng bảo trường tồn,không phải sợ hãi.nơi nào đó, có việc nọ kia,nhưng chúng ta có hàng ngũ Thánh tăng đông vô số kể,hàng bồ tát ở Tây Phương Cực Lạc đông không thể tính đếm, các ban hộ niệm có mặt tốt là trồng niềm tin được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà, hơn nữa không có người,ta,chúng sanh, thọ giả,có nghĩa là không có kẻ làm người chịu,Thầy yên chí là các pháp đều không sanh,không diệt,như ánh điện lóe lên rồi tắt, không có chúng sanh nào loại được Tăng Bảo cả,Tăng Bảo là thường trụ.
Dương Thiên Ân vào lúc 21/09/2011 11:01
Nam mô A Di Đà Phật
Theo tôi được biết, khi niệm phải đủ "lục tự Di Đà" như truyền thống của Phật giáo Việt Nam, vậy ý nghĩa là gì:
-Nam Mô: Có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.
-A: Có nghĩa là Vô, Không
-Di Đà: Nghĩa là lượng
-Phật: Người giác ngộ.
Theo đó, các BHN niệm chỉ "Tứ tự" không theo truyền thống của Việt Nam rồi.
Tôi đồng quan điểm với tác giả bài viết: áo lam xuất phát từ đâu các vị trong BHN mặc, các vị quy y ai, ai công nhận quy vị quy y, ai đặt pháp danh cho quý vị, kinh quý vị đọc do ai dịch, ai viết. Truy nguyên đến cuối cùng là các vị trong BHN cố chấp tiêu cực, không thừa nhận sự tồn tại đầy ý nghĩa của Tăng bảo nhưng lại sử dụng sản phẩm trí tuệ của Tăng bảo.
Tôi có ý kiến là bởi vì tôi còn sân si, nhưng xã hội còn sân si thì mới phát triển được, Phật giáo mới trường tồn. Kính mong được hỉ xả.
Việt Phương vào lúc 21/09/2011 11:07
Chuyện cư sĩ ly Tăng cũng có lý do của nó.
- Thử hỏi trong ban Trị sự các cấp giáo hội, bao nhiêu % là cư sĩ, trong đó bao nhiêu % có đóng góp thực sự?
- Giáo hội cấp Trung ương đã có biện pháp gì để phát huy vai trò của cư sĩ trong phát triển toàn diện giáo hội, hay bây giờ Giáo hội chỉ cần Nhà nước và Đại gia?
- Tại các chùa, việc tổ chức sinh hoạt đạo tràng thế nào, có làm cho Phật tử, cư sĩ gắn bó với chùa hay không?
Dieu Hưu vào lúc 21/09/2011 11:30
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu ni.
Con xin cầu mong cho 3 ngôi Tam Bảo thường còn ở thế gian, để chúng con có chỗ nương tựa tu hành.
nguoi mien Bac vào lúc 21/09/2011 11:57
Đọc xong bài viết này tôi thấy giật mình, ở Tỉnh của tôi (tôi ở 1 tỉnh gần HN)gần đây có một số tín đồ kg đến chùa nữa, họ bảo là chúng con tham gia vào BHN nên kg còn thời gian đến với Chùa, và họ cũng chỉ niệm 4 chữ A Mi Đà Phật.
Được biết tháng trước Thầy Ngộ Thông người việt, hiện đang cư trú tại Úc Châu sang VN, rất nhiều phật tử bỏ việc nhà đi theo thầy Ngộ Thông để được niệm :"A Mi Đà Phật",...
kg chỉ thế, còn rất nhiều tin nhắn lạc danh gửi cho Phật tử nói rằng, Thầy Ngộ Thông là đệ tử của HT Tịnh Không Đài Loan, hiện thay mặt Pháp sư Tịnh Không sang VN truyền đạo, vào ngày bao nhiêu ấy VN sẽ có sóng thần, động đất...nếu kg niệm đủ 108 câu A Mi ĐÀ Phật thì sẽ bị làm sao (?)
thật là mê tín dị đoan, vậy mà kg ít các vị Sư Ni ở miền Bắc đi theo, và lập đạo tràng BHN, kêu gọi phật tử đến tụ tập niệm 4 chữ A MI Đà Phật. ôi, thật đau lòng cho đạo pháp.
Phúc Đức vào lúc 21/09/2011 12:04
Nam mô bản sư Thích ca mâu ni phật.
Kính lạy phật pháp tăng tam bảo thường trụ khắp cả mười phương; con thành tâm cung kính kính lễ ba ngôi báu.
Tăng bảo là một trong ba ngôi báu để chúng sinh nương tựa, phật pháp truyền thừa.
Cư sỹ phật tử không thể thay thế chư tăng ni được.
Nam mô Bản sư Thích ca mâu ni phật.
Minh Giới vào lúc 21/09/2011 13:18
Con đang ở daklak, con nghĩ rằng trò mượn Phật giáo để phá Phật giáo bắt nguồn từ bên ngoài đạo Phật và cả những người trong đạo Phật mà không đủ chánh kiến. Và cũng xin đề nghị quý Phật tử nên tìm về với những giáo lý cơ bản nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ ạ, vì người đã hiểu sâu thì biết ngàn vị Phật chính là một Phật. Nhưng còn đa số quần chúng, chính kiến này hình như vẫn chưa được hiểu và biết đến. Thành ra mới đầu thì Nam Mô A Di Đà Phật, sau thì A Di Đà Phật và sau một tí thì A Mi Đà Phật rồi sau nữa thì sẽ biến tướng ra điều gì nữa đây ạ? Trong khi toàn thế giới và cũng chính Liên Hiệp Quốc họ cũng CHỈ công nhận Đức Phật duy nhất là ngài Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ, "nhân vật" có thật trong lịch sử Địa Cầu mà thôi ạ!
Nam Trân vào lúc 21/09/2011 14:10
Phật pháp có lúc thịnh lúc suy, nhưng lúc nào cũng có vị chân tu thật học. Cũng như thời tiết thì có 4 mùa nhưng mùa nào cũng có hoa.
Là người học Phật phải có trách nhiệm hộ trì Tam bảo. Tu tập mà muốn loại Tăng bảo thì tự mình tìm địa ngục mà xuống thôi.
Hộ trì Tam bảo, đối với Tăng bảo, vị nào chân tu thì mình nên cung phụng tứ sự, vị nào chưa được tốt thì nên "can gián" để họ trở nên tốt hơn. "Mê nhất kiếp ngộ nhất thời". Có người mê mờ cả một kiếp, nhưng đến lúc đủ nhân duyên thì họ ngộ đạo. Cho nên tu hành thì đừng quá cực đoan khi thấy một vị thầy nào đó chưa được tốt. Mà nên mở tấm lòng ra để khuyến tấn các vị đó để các vị đó được tốt hơn
Phật tử cao nguyên vào lúc 21/09/2011 14:51
Chúng ta luôn vọng ngoại, sính ngoại. Cái gì từ nước ngoài đem đến đều giá tri, cả vật chất lẫn tinh thần, tâm linh tu tập. Hòa thượng Tịnh Không là một cao tăng người Trung Quốc, cư trú ở Úc Châu. Các Ban Hộ Niệm ở Việt Nam hầu hết được sự yểm trợ của Tịnh Tông học hội, Úc Châu về vật chất lẫn tinh thần. Một ngày nào đó phong trào hộ niệm ly khai Tăng Bảo mạnh lên, Chư Tôn Đức trong GHPGVN nói sẽ không nghe nữa, hiện giờ đã không nghe rồi. Lúc đó vị lãnh đạo tinh thần ở nước ngoài nói nghe thôi, rồi không biết sự tình sẽ ra sao, Phật giáo Việt Nam sẽ ra sao ?
NGỘ THÀNH-PHAN TIẾN ĐẠT vào lúc 21/09/2011 15:11
Thật buồn thay cho quí vị BHN tự phân hóa Phật giáo Việt Nam. Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì chúng xuất gia là những người kế thừa sự nghiệp truyền bá Phật giáo, vì vậy chúng ta mới có 3 ngôi Báu (PHẬT BẢO, PHÁP BẢO VÀ TĂNG BẢO), trong đó Tăng bảo đóng vai trò lớn trong việc giữ gìn và truyền bá mạch nguồn Phật pháp. Sở dĩ hàng Tăng bảo đóng vai trò quan trọng là vì các vị Tăng xuất gia giữ gìn các điều khoản giới luật trong khi đức Phật còn tại thế đã đặt ra. Trước khi đức Phật nhập Niết Bàn, các đệ tử của Ngài hỏi: "Sau khi Thầy nhập Niết Bàn thì chúng con biết nương tựa vào Ai để làm Thầy", Đức Phật trả lời: " Sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các Con phải lấy Giới Luật làm Thầy". Các vị Tăng Ni xuất gia phải giữ gìn từ 10-200(250) điều khoản luật mà đức Phật đã định chế. Hàng Cư sĩ chúng ta có làm được điều đó chăng? Chúng ta có dám từ bỏ vợ đẹp con thơ của mình để sống một đời sống Phạm hạnh chăng? Chúng ta có từ bỏ được sự yêu ghét giữa cái của mình và của người chăng? Chúng ta có dám khẳng định mình không bị mê hoặc bởi cái thơm ngon và vẻ đẹp lộng lẫy của xã hội chăng?...Hàng Cư sĩ chúng ta phải nên hiểu mình đóng vai trò vỏ bọc để cho một thân cây phát triển. Khi một thân cây không có vỏ cây thì thân cây ấy sẽ khô héo và chết dần theo năm tháng và ngược lại. Hàng Cư sĩ Chúng ta phải hỗ trợ cho chư Tăng Ni xuất gia truyền bá giáo lý Phật giáo rộng khắp, tạo nên một sự gắn kết như một khối Kim Cương mà không sợ bị các yếu tố bên ngoài phá vỡ. Tránh sự phân hóa và chia rẽ cục bộ. Phật giáo chúng ta vốn dĩ thiếu sự gắn kết, thì chúng ta đừng nên tạo thêm hố sâu phân hóa. Hơn nữa kiến thức Phật học chỉ là phương tiện để đi đến bến bờ hạnh phúc. Nếu quí Cư sĩ có một trình độ Phật học uyên thâm mà xem thường quí Tăng Ni thì đó quả là một cái nhìn cực hữu. Nếu có trí thức mà không có quá trình thực hành tâm linh thì tri thức Phật học đó cũng không có ý nghĩa trên bước đường hành trình tâm linh. Nhìn lại quá trình lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam, thì vai trò giữ và phát triển Phật giáo của quí chư Tăng là rất lớn. Từ xã hội Phong kiến có các bậc danh Tăng như:ngài Khương Tăng Hội, Khuông Việt Thiền sư, Vạn Hạnh Thiền sư, Trần Nhân Tông, Tông Diễn Thiền sư...,từ thế kỷ 19 đến 20 có Hòa Thượng Tố Liên, HT. Trí Thủ, HT. Trí Quang, Bồ Tát Quãng Đức, đến nay có HT. Thanh Từ có công hạnh rất lớn trong sự nghiệp phục hưng Thiền Phái Trúc Lâm, Thiền sư Nhất Hạnh truyền bá Phật giáo Việt Nam đến các quốc gia Âu-Mỹ, Thượng tọa Thích Nhật Từ mở rộng quan hê ngoại giao Phật giáo quốc tế, GS. Lê Mạnh Thát...quí Cư sĩ nên nhìn vào hình ảnh tích cực để cùng củng cố và phát triển Phật giáo Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Kính chúc quí Phật tử an lành,
Tu Viện Vạn Hạnh - Úc Châu vào lúc 21/09/2011 16:42
Cam on thay GT da quan tam bao dong viec nay - o hai ngoai da bat dau co hien tuong keo Phat tu VN thuan thanh di ra ngoai, thue cho , niem Phat voi nhau, bo chua,
Lý Minh Đông vào lúc 21/09/2011 16:44
Ối trời, sao lại nêu ra chuyện này nhỉ? Nhiều Tăng Ni trẻ học xong không chịu dân thân về các vùng miền xa xôi hẻo lánh để hoằng đạo, một số người còn không chịu trau dồi đạo đức, lối sống, ưa cúng bái để lấy tiền. Những người nghèo ở những vùng quê, Ban Trị sự tỉnh không mấy quan tâm việc mở rộng tự viện, tuyển mộ tăng tài về làm việc cho tỉnh nhà, Phật tử nhiều nơi phải tự lập lên Niệm Phật đường cùng với Ban Hộ niệm để truyền bá đạo Phật, đó là xu hướng cần thiết. Nếu họ làm sai phương pháp thì quý tăng ni từ bi tiếp cận và thể hiện uy tín của mình để Ban Hộ niệm này đi đúng đường hướng, chứ sao lại tạo thêm ra những mâu thuẫn.
Cứ nhìn vào Tin lành mà xem, họ đi đến vùng quê nào là đào tạo người tại chỗ, để một thời gian sau những thành viên cốt cán ở địa phương trở thành mục sư, nắm dân ở vùng đó và họ lại rút đi nơi khác. Coi như đã xác lập xong căn cứ. Cứ như vậy mà nhân lên. Trong khi chúng lại bỏ quên việc làm truyền thống này của đạo Phật, sư đến làng nào là làng ấy có chùa, cư sĩ đến đâu là ở đó có đạo tràng niệm Phật, hộ niệm...
Nhân gian Phật giáo là làm cho Phật giáo phong phú và trở thành tôn giáo của nhân dân.
Mong các Phật tử nào có ý miệt thị Tam bảo, không vì sự nghiệp chung thì lưu ý điều chỉnh mình, nhưng cũng mong những vị Tăng Ni có tâm huyết nên động viên vật chất và tinh thần nhiều hơn nữa để người cư sĩ dấn thân hành đạo. Có như vậy Phật giáo Việt Nam mới vững cái gốc, bền cái rễ.
QN. vào lúc 21/09/2011 16:46
Kính thưa Quý Thầy và Quý Đạo Hữu!
Theo Phật Pháp ta biết rằng “Phật bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo” là mãi trường tồn. Không có gì có thể loại một trong ba ngôi Báu đó ra khỏi Chánh Pháp, cho nên có gì đâu mà quý vị quá lo lắng đến vậy!
Sự việc trên đây, tôi nghĩ có sự hiểu lầm đâu đó! Chứ không đến nỗi vậy đâu.
tam nhu thanh huyen vào lúc 21/09/2011 17:05
kinh bach chu tang ni cung toan the quy dao huu phat tu doc xong bai viet nay neu da la de tu phat khong khoi xot xa roi le neu tren doi khong bo ba ngoi bau thi cung nhu mat troi bi may mu che nap khong bao gio thay duoc anh sang tri tue vao thoi duc phat con tai the ngai co quy y cho cu si phat tu nhung luc bay gio chua co tang bao duc phat lien dan khi nao co du tang bao thi phai quy y lai thi luc do moi dac gioi duoc du quy vi co tu gioi den dau ma khong kinh trong tam bao thi cung chi la de tu ma ma thoi mong quy vi hay sam hoi va suy nghi lai
nam mo adidaphat
quangchi vào lúc 21/09/2011 17:48
Tùy ở mỗi nơi thôi. Thiết nghĩ Chư Tôn Đức cần phải đi hộ niệm thì mới có tài vật sao ? Quý Thầy nơi tôi ở đa phần không làm việc ấy mà có thiếu thốn tịnh tài, tịnh vật đâu ?
Nhìn nhận nhau vào lúc 21/09/2011 18:18
Tôi đọc bài viết của Thầy Giác Tâm, chợt nhớ đến câu tục ngữ Việt Nam: “Tại anh tại ả, tại cả đôi bên” hình ảnh Tăng Ny, lợi dưỡng, mũ ni che tai, không muốn nghe tiếng đau thương của cuộc đời mà tìm đến cứu giúp. Chỉ biết sống cho riêng mình, không chịu hoằng pháp, không dấn thân phụng sự chúng sanh đau khổ, nên mới xảy ra cớ sự như vậy. Cớ sự đây là LY TĂNG. Hai giới xuất gia và tại gia hãy cùng nhìn lại mà chung tay lo cho Đạo Pháp, để cho Đức Thế Tôn nở được nụ cười hàm tiếu.
La Ngọc Vinh vào lúc 21/09/2011 19:28
Kính bạch thầy Giác Tâm!
Bài viết của Thầy con đọc mà trong lòng cảm thấy buồn thay cho Phật Giáo Việt Nam. Không hiểu Giáo hội Trung ương và Ban trị sự Tỉnh hội về vấn nạn nầy có suy nghĩ nầy hay lại xuôi tay cho rằng là pháp nạn thời mạt pháp, nếu là vậy thì tội nghiệp cho hàng Phật tử chúng con sẽ bơ vơ lạc lỏng. Còn số Ban hộ niệm tự phát kia chắc họ quên đi kinh Lăng Nghiêm rồi mà không ngờ vô tình đi theo Thiên ma Ba tuần để tạo nghiệp tội hủy phá Tam Bảo.
Thằng Bờm vào lúc 21/09/2011 20:17
ai dịch kinh cho quý vị ? ai thuyết pháp cho quý vị ? ai hy sinh cả tuổi thơ và dành trọn cuộc đời cho quý vị cho Đạo pháp. Nếu quý vị cư sĩ đảm đương được thì giao hết cho quý vị. Đến khi quý vị nắm Phật sự trong tay quý vị có hết lòng làm không ? Hay là bận công việc này kia nên tạm gác lại, tiền bạc lo cho gia đình nên không đủ khả năng lo thêm Phật sự. Nếu quý vị thật sự có tâm, kinh tế giàu mạnh để lo cho Tam bảo thì có khoảng bao nhiêu người như quý vị ? Chán ! Nếu không còn Tăng chắc 1 năm không quá 20 quyển sách Phật được dịch hay xuất bản. Nếu không có Tăng thì Phật giáo sẽ lụi tàn ngay sau 30 năm.
Giới Minh vào lúc 21/09/2011 21:11
Con xin đỉnh lễ Thầy Giác Tâm
Những gì Thầy nói con đã nhìn thấy và đang nhìn thấy, con đã rút khỏi các BHN và cùng 1 số bạn bè kiên định với đường lối niệm Phật của Tổ Thầy xưa nay: Nam Mô A Di Đà Phật.
Thầy ạ, họ không nhận cái gì nhưng người Việt mình chẳng "ăn không" của ai cái gì, gia đình nào cũng tìm cách gì đó để trả ơn họ đến cốc coong.
Và còn nhiều chuyện xảy ra gây chia rẽ, mất tình anh em, huynh đệ nữa chứ.
Nguyên Quang vào lúc 21/09/2011 22:34
Lễ nhạc phật giáo Việt nam có gì không hay , miền bắc trung nam đều có những nét đặc trưng, đều có những bậc Tòng Lâm Thạch Trụ vậy mà bây giờ đi đâu làm gì 10 người thì 8 người cũng nghe niệm A MI ĐÀ PHẬT chưa hết một số đạo tràng tụng "TAM THỜI HỆ NIỆM" tụng "rặc" tiếng tàu...thật Nguyên Quang Con chịu không nổi. tình trạng này được cha ông ta gọi là " bụt nhà không thiêng" cứ phải sính ngoại chạy theo cái này, hội này, hội kia

xin hỏi những oai nghi tế hạnh cử chỉ chốn thiền môn chẳng lẽ Việt Nam không có hay sao lại chạy theo học theo cách của nước này, pháp sư này pháp sư kia, tất nhiên lời nói của Nguyên Quang con sẽ làm cho một số vị không vui nhưng chuyện thì cũng đã rồi, xin thứ tội con trẻ dại dột phát biểu linh tinh
tất nhiên cái lợi cũng có, nhưng cái hại cũng đầy rẫy đồng ý rằng hòa nhập nhưng không phải hòa tan, đừng đánh mất "Giá Trị" văn hóa của người Việt chúng ta... bao nhiêu năm nay cái tryền thừa Phật giáo rộng lớn mấy ngàn năm văn hóa phật giáo từ bắc chí nam vậy mà đùng một cái từ khi truyền thông phát triển lại "A MI ĐÀ PHẬT" ( giật mình) ...

Tây đua nhau học theo văn hóa việt nghiên cứu cách tụng niệm việt , thậm chí thu âm lại cách tán tụng của Việt Nam mà phát hành thành băng dĩa ... trong khi ta " Năm mô Lin chì hai hội phật bố tát" không hiểu...không hiểu...người Việt tụng kinh theo âm ngoại, mặc áo Hải Thanh...chịu thua...con không làm được...tăng việt cho ở chùa tụng kinh vì đọc theo tiếng việt chắc không thiêng ... các vị học theo ngoại thì nâng niu chắc là có pháp lực hơn và "xịn" hơn vì tụng tiếng "ngoại"...con thắc mắc Tăng việt thì cũng được học hành dạy ứng phú oai nghi lễ nghi mà...
giải quyết không phải trên giấy tờ hội nghị mà phải làm sao cho mọi người chịu mở mắt ra cho người Việt thấy văn hóa việt không thua kém nước nào hay quốc gia nào.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kim cang kỳ - Minh91dalat@yahoo.com
dieuhanh vào lúc 21/09/2011 22:34
Vấn đề độ tử cũng quan trọng không kém việc độ sinh, vì nếu độ tử khéo thì cả gia đình người quá cố sẽ đến với phật pháp. Hàng xóm của tôi có một bà cụ mới mất. Lúc nhập liệm có mời thầy đến làm lễ. Đến giờ cúng cơm chiều, gia đình lên chùa mời thầy, phải mời năm lần bảy lượt thầy mới đến. Lúc đi đưa đến huyệt, thầy bảo hạ huyệt ngay không cần làm lễ, rồi cho hạ huyệt ngay. Thầy tụng kinh vội vàng chóng vánh rồi về, không một lời phân ưu cùng gia đình, không khuyên bảo họ cúng chay…Không phải bôi bác gì, nếu các thầy không chấn chỉnh thì bi loại trừ là tất nhiên, mời BHN đến họ lo còn chu đáo, kỹ lưỡng hơn.
Lê Quang Tú vào lúc 21/09/2011 22:36
Trong cuốn "Niệm Phật thập yếu" của hòa thượng Thích Thiền Tâm, trang 134, mục 4/ Trì danh Niệm Phật:
Là phương pháp niệm ra tiếng hay niệm thầm bốn chữ hoặc sáu chữ hồng danh "Nam mô A-DI-ĐÀ-PHẬT". Trì bốn chữ "A-DI-ĐÀ-PHẬT" được điểm lợi đễ nhiếp tâm... Phương pháp này trong kinh Phật thuyến A=DI=ĐÀ, đức Thích-Tôn đã đề xướng, hiện đang được thông dụng nhất.
Đồng thời ĐĐ Thích Phước Tiến trong đĩa CD bài giảng "Niệm Phật những điều cần biết" tại chùa Hoằng pháp, cũng nhấn mạnh niệm bốn chữ A=DI=ĐÀ=PHẬT. Vì vậy, theo tôi không nên bàn đến điều này nữa vì rất không hợp lí...
Công bằng mà nói, các ban hộ niệm (BHN) thật sự đã tạo công đức vô cùng to lớn giúp bao người được vãng sanh về với Đức Phật A-DI=ĐÀ, về với Tây Phương Cực Lạc bằng sự hộ niệm tối quan trọng cho người sắp lâm chung (không gì quí bằng được hộ niệm trước khi nhắm mắt). Điều này thật vô cùng khó với các quí thày. Tôi đã chứng kiến khá nhiều người trước khi mất được sự trợ giúp hiệu quả của BHN - đã được vãng sanh cực lạc (để biết được điều này không khó trong tu Tịnh Độ). Đồng thời cũng xem nhiều đĩa CD các cụ được vãng sanh hoàn toàn nhờ vào các BHN, chưa thấy nhà nào được các quí thày trực tiếp niệm Phật để được vãng sanh trước lúc lâm chung (mặc dù nếu được thì quí hoá quá còn gì bằng).
Vì vậy, tư tưởng của Phật là bình đẳng - chúng sinh là Phật sẽ thành. Với những người con Phật ai có công đức chúng ta nên hoan hỉ, ủng hộ nhiệt thành, không nên tham, sân, si, nghi, mạn, chấp... tạo nghiệp xấu cho mình và cho mọi người. Ai cũng còn nhiều nghiệp xấu mới cần phải tu, tu để sửa mình không có gì lạ, không có gì đáng lo, lo là lo sao tâm mình sao còn đục thế ? còn thị phi thế ? . Nếu tâm ta trong sạch thì hãy cởi bỏ mọi trói buộc, xả bỏ mọi cặn bã trong lòng = khó đấy nhưng còn hơn không.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nguyên Quang vào lúc 21/09/2011 22:56
Một bộ phận nhỏ bé là phật tử và thầy Giác Tâm nói lên thì chắc gì mọi người đã nghe có chăng chỉ là những người đang RẤT LO LẮNG VÀ HOẢNG HỐT đọc và cho ý kiến...
việc làm bây giờ là thực hành, thực hành ... quý vị xin hiểu cho con ... độ chúng sanh không phải chỉ qua lễ lạt to lớn hoành tráng, chùa to tượng lớn, giới đàn lớn ... vì cái đó chỉ làm cho một phần đơn lẻ thấy an lạc... hoằng pháp độ sanh cần ở những việc nhỏ nhặt thiết thực ví như tụng kinh làm đám hay đơn giản chỉ tiếp chuyện cho phật tử thường ngày...quý Thầy Cô đi giáo hóa chúng sanh độ cho chúng sanh như tứ hoằng thệ nguyện thường tụng chứ không phải chỉ giải quyết vấn đề tu học cho mình

còn Ban hộ niệm và nghi lễ chúng ta nên nhớ không có thầy tổ thì không có chúng ta, ai dạy cho quý vị tụng bài kinh đơn giản nhất ... xin nhìn lại thiếu tăng thì quy y tăng bằng cách nào không lẽ đặt hình chư tổ quá cố rồi lạy ... Phật lập tăng đoàn cận sự nam và nữ mục đích để bốn chúng dựa trên nhau mà tu tập, một phần mà tách rời thì đạo pháp suy vi

xin nhớ
xin lưu tâm

Nguyên Quang
Hồng Quang vào lúc 21/09/2011 23:02
Thua Thay: Truoc day thi hien tuong Thanh Hai Vo Thuong Su, nay thi cac doan Ban Ho Niem. Nhieu chuyen qua nhi?
Do cung la mot trong nhung ly do ma chung toi, trong do co Thay, keu goi can Chan hung, can huan luyen chu TN tru tri cac chua va hang tram, hang trieu "Cư sĩ phụ giảng" de cung ung cac vung sau vung xa va nhung chua chua co tru tri, bang khong thi tin do mat dan mat mon het.
Chuc Thay an lac.
Kinh.
hồng quang
minh ngọc vào lúc 21/09/2011 23:42
Kính bạch Thầy Giác Tâm.
Trước hết, con xin chia sẻ và cảm thông với ưu tư của Thầy. Bài viết của Thầy đã phản ánh đúng thực trạng phân hóa trong Phật giáo hiện nay, không riêng gì nơi Thầy ở mà phổ biến khắp nơi. Sự việc này ngày càng nghiêm trọng phổ biến, chứ không dừng lại ở mức “có sự hiểu lầm đâu đó! Chứ không đến nỗi vậy đâu.”
Nguyên nhân cũng có nhiều, tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Tăng Ni ly cư sĩ, không chịu dấn thân hoằng pháp, ngại khó, ngại khổ, không quan tâm đến Phật tử của mình xem họ nghĩ gì, cần gì, làm gì… Mong rằng qua sự việc này, các Thầy hãy dấn thân phụng sự nhiều hơn nữa, hãy lắng nghe tiếng nói của Phật tử, giữ gìn oai nghi giới luật của người tu để hình ảnh Tăng bảo luôn đứng vững trong lòng Phật tử trước những cơn gió độc cải đạo hiện nay.
Chuyện niệm tứ tự “A MI ĐÀ PHẬT” là cho bắt chước Trung Quốc, không chỉ có BHN niệm như thế, ngay cả trong chùa, nhiều Thầy Cô cũng niệm như vậy, khiến nhiều người thắc mắc, còn cho là… hai vị Phật khác nhau??? Chúng ta vô tình làm rối ren Phật giáo một cách không đáng.
Tôi không phủ bác những hữu ích của BHN. Vì ở những vùng vắng bóng Tăng Ni hành đạo thì BHN đến nhà Phật tử hộ niệm xem ra còn đỡ hơn là mời các Cha xứ, giáo dân đến. Nếu BHN phụ giúp với chư Tăng trong việc hộ niệm, thì không có gì đáng nói. Nhưng đằng này, họ lại ra yêu cầu không được mời chư Tăng đến. Loại bỏ Tăng bảo như thế mới là điều đáng nói và là điều nguy hại. “Tứ chúng đồng tu” chứ không phải chỉ có “một chúng đồng tu”, những người con Phật nên biết điều này.
Hầu hết các chùa đều có lập Ban hộ niệm để hỗ trợ nhau trong việc tang tế, và khi đi hộ niệm thì Tăng Ni và Phật tử cùng đi, ấm áp trong tình đạo vị. Mong rằng các chùa, các Tăng Ni Phật tử, sau khi đọc những dòng ưu tư của Thầy Giác Tâm, cùng nhau suy ngẫm, và tự điều chỉnh trước khi quá muộn, Đừng làm rối ren, phân hóa Phật giáo thêm nữa. Các chùa cần xem lại việc độ tử của chùa mình, của ban hộ niệm chùa mình hoạt động như thế nào.


>>>

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gởi:

- Chư Tôn Đức Tăng Ny
- Chư Thiện Hữu trí thức
- Quý Phật tử
- Quý ban biên tập các trang mạng Phật Giáo

Khoảng hai năm trở lại đây, một số đông ban hộ niệm của các chùa đã tách rời chùa để sinh hoạt riêng, và được sự chỉ đạo dẫn dắt của một số cư sĩ ảnh hưởng Tịnh Tông Học Hội ở nước ngoài đã làm cho nội bộ Phật Giáo phân hóa, chia rẽ. bài viết này con viết từ lâu, đắn đo mãi nay mới đăng tải. Kính chuyển đến Chư Tôn đức, cùng quý Thiện hữu tri thức, Quý phật tử, quý Ban biên tập các trang mạng Phật giáo ưu tư cho sự vững bền của Đạo Pháp. Cùng chia sẻ và có hướng dẫn thích hợp để cho Phật Giáo Việt Nam mãi bền vững và phát triển nhịp nhàng.

Kính
Thích Giác Tâm

Link: http://chuabuuminh.vn/phat-giao-va-thoi-dai/chan-hung-phat-giao/77D649_suy_tu_ve_van_nan_loai_tang_ra_khoi_tam_bao.aspx

SUY TƯ VỀ VẤN NẠN

LOẠI TĂNG RA KHỎI TAM BẢO

Thích Giác Tâm

blankChuyện năm ngoái. 
 Mẹ dắt con trai 10 tuổi về chùa xin Sư quy y. Buổi lễ quy y Sư để ý cậu con trai có gương mặt phúc hậu yên lặng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối.
 Người mẹ 35 tuổi tín tâm hướng về Phật dâng trọn tấm lòng thành.
 Mẹ Vũ thị H Sư cho Pháp danh: Thường Giới
Con Đặng Vũ Q được Sư cho Pháp danh: Thường Trọng. Sau lễ quy y hai mẹ con ra ngồi dưới hàng cau chùa, mẹ dặn con: “ Q ạ ! Bố con đã mất, hôm nay con với mẹ về chùa xin Sư phụ quy y, mẹ con mình đã chính thức là đệ tử Đức Phật, là đệ tử của Sư Phụ, mẹ con mình nương tựa vào Sư Phụ mà học đạo tu tập. Kể từ hôm nay mẹ phát nguyện ăn chay trường, để cầu nguyện cho con thành danh thành nhân trong cuộc đời, biết yêu thương mọi người, biết nghĩ đến vận mệnh của Tổ quốc, không gây khổ và phá phách một ai, mẹ sẽ nấu cơm mặn cho con ăn, con đừng có gắp cá gắp thịt bỏ vào chén cơm của mẹ như mọi khi nữa”.Với đứa con 10 tuôi những lời nhắn nhủ căn dặn của chị là hơi quá tầm hiểu của biết của cháu, nhưng mà cháu vẫn hiểu, hiểu theo cách của cháu cảm nhận, cháu gật đầu và hứa với mẹ.
Chuyện năm nay .
Chiều ngày 25 tháng giêng mẹ con đến chùa mang biếu Sư một chút quà với lời lẽ chân chất: “ Hôm mồng một tết con có đi chùa lễ Phật, nhưng hôm đó Phật tử đông quá ! Con chưa mừng tuổi Sư Phụ được. Hôm nay mẹ con con đến chùa lễ Phật thăm Sư Phụ, cầu chúc người có nhiều sức khoẻ để dìu dắt hướng dẫn chúng con trên bước đường tu tập. Nếu không gặp được Sư Phụ thì con làm sao hiểu được Phật pháp, làm sao buông bỏ những chuyện phù phiếm mà tu hành. Chồng chết con tưởng chừng như mất tất cả, tưởng chừng như không đứng vững ở cõi đời, nhưng duyên lành con gặp Phật gặp Sư Phụ, câu kinh tiếng kệ lời lẽ động viên của Sư Phụ và bạn đạo, con đã vượt qua đựơc khổ đau mà sống nuôi con. Hằng đêm con mở băng đĩa giảng của các Thầy các Sư Cô mà nghe, nghe xong giảng giải lại cho con trai nghe, con giảng từ từ chậm chậm cháu cũng hiểu được mỗi khi một ít, cháu thương Phật thích đi chùa và cũng rất thích ăn chay với mẹ. Con không thể nào ở mãi bên cạnh con con, con sẽ chết trước cháu và con muốn trang bị cho con con một chút vốn luyến phật pháp, một chút từ bi yêu thương , một chút trách nhiệm với cộng đồng để cháu sống. Con quý các Thầy, con quý Tăng, nếu không có Tăng ai làm đạo, ai hoá đạo, ai xây chùa, ai nuôi chúng điệu để truyền đăng Phật pháp. Con có người bạn tham gia ban hộ niệm, mỗi khi có gia đình người hấp hối thì bạn con cùng với những người trong ban hộ niệm đến liên hệ với gia đình và hộ niệm cho người sắp lâm chung. Chỉ niệm bốn chữ thôi A Di Đà Phật không phải Nam Mô A Di Đà Phật, bạn con kể lại mỗi khi ban hộ niệm của nhóm bạn con đi tới đâu, và niệm tụng cầu nguyện cho ai thì người đó được vãng sanh. Con rất nghi ngờ về chuyện dễ dàng vãng sanh như vậy. Bạn con và nhóm bạn của bạn ( Ban Hộ Niệm) nói: “ gia đình nào mà mời họ thì sẽ không được mời các Thầy ( Tăng, Ny) chỉ có họ lo đám từ đầu đến cuối, sau đám tang: Tuần sơ thất, tuần tam thất, chung thất chỉ có đạo tràng BHN đến với gia đình. Con rất lo Sư Phụ ạ ! Con lo nếu tình trạng này kéo dài, nếu BHN kiểu này mà nhân rộng thì nguy cơ Tăng Bảo không còn. Con mới biết đạo, nhưng con luôn lo lắng cho đạo pháp, bởi vì tối nào con cũng vô các trang mạng Phật giáo để đọc tin đọc bài tìm hiểu giáo lý. Niềm ưu tư của con có được là cũng từ nơi những bài viết chấn hưng Phật giáo của các Thầy các Cư Sĩ, con đã bắt đầu lao vô lãnh vực này để tìm hiểu. Con vô google tìm hiểu con có biết năm xưa ( trước 1975) Cư Sĩ Đoàn Trung Còn một nhà Phật học lỗi lạc, vì bất mãn một số các Thầy ( Tăng ) ông đã bằng uy tín và tài giỏi của mình lập nên Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam (không có Tăng hiện diện trong tổ chức này). Cư Sĩ Chánh Trí Mai thọ Truyền, cũng là một nhà Phật học lỗi lạc, cũng bất mãn một số các vị Tăng cũng đã từng phát ngôn: “ Tôi chỉ Quy Y Phật Bảo, Quy Y Pháp Bảo, không cần Quy Y Tăng Bảo. Ông đã lập nên chùa Xá Lợi, thành lập Hội Phật Học Nam Việt do ông quản lý, ông cũng không cần Tăng Bảo. Nhưng rồi thương ghét cũng cứ luân hồi lòng vòng, Chùa Xá Lợi do ông sáng lập, không còn cư sĩ quản lý nữa mà đã giao lại cho Chư Tăng quản lý điều hành.
Bạch Sư Phụ ! Con có người bạn ở Đắc Lắc, tu học tại chùa Khải Đoan cũng có kể cho con nghe về Ban Hộ Niệm tương tợ như ở Gia Lai, cũng đi niệm Phật hộ niệm cho người chết, cũng tuyên bố ai được họ hộ niệm thì đều được vãng sanh, và quan trọng nhất vẫn là loại Tăng ra, không cần Tăng. Trong số các vị trong BHN hầu hết đều có quy y, có pháp danh, nhưng khi tham gia BHN niệm Phật bốn chữ (A Di Đà Phật) thì không còn gắn bó với chùa nữa thậm chí đối lập.
Chuyện đáng lo là ở chỗ đó, bên ngoài nhìn vô thì thấy họ vẫn mặc áo tràng lam, vẫn chuông vẫn mõ, vẫn niệm Phật A Di Đà ( tuy có bốn chữ). Nhưng bên trong, đường lối là đối lập hẳn với Tăng Bảo, tìm cách loại Tăng giống như Cư Sĩ Đoàn Trung Còn và Cư Sĩ Mai Thọ Truyền năm xưa. Trong nhận thức của một số người chưa biết rõ nội tình thì thấy mời BHN tiện lợi và không tốn kém, dễ mời. Bởi mời Sư Tăng thì phải công đức phải tạ ( không công đức không tạ lấy đâu tu sửa chùa chiền, nuôi chúng điệu ăn học, tiếp nối phật pháp tương lai)còn mời họ không phải thù lao,tạ tiền, miễn sao để cho họ trọn quyền quyết định đám tang, có trường hợp biểu gia đình ký sẵn vào giấy cam kết, hoặc là tờ di chúc của cha hoặc mẹ để lại căn dặn con cháu phải mời ban hộ niệm (BHN).
Thời gian gần đây trên các trang mạng Phật giáo, rộ lên những tin tức về chuyện cải đạo, đó là một nỗi lo lớn. Bên trong đạo tràng niệm Phật tự phát là BHN, ban trị sự Phật giáo của mỗi tỉnh không quản lý được, nở rộ khắp nơi. Nhìn bên ngoài thì thấy có đạo tràng niệm Phật đi hộ niệm khắp nơi, nhiệt tình, không nhận tiền, không ăn cơm nhà tang chủ nữa, nói tóm lại chỉ có giúp và giúp không đòi hỏi gì hơn, miễn sao tang chủ, trai chủ không đến chùa, không mời Sư Tăng, không liên hệ đến Sư Tăng, Cách này còn đáng lo đáng sợ hơn nhiều so với chuyện cải đạo tín đồ Phật giáo công khai mà các tôn giáo khác đang thực hiện khắp mọi miền đất nước mà mọi người đều nhìn thấy.
Bạch Sư Phụ ! BHN kiểu này nở rộ khắp nơi, nhiều tỉnh thành HỌ đã và đang sinh hoạt với mục đích là loại Tăng Bảo, không hiểu các Hoà Thượng, Thượng Toạ lãnh đạo GHPGVN đã rõ chưa ? Các Hoà Thượng, Thượng Toạ lãnh đạo các Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh thành đã rõ chưa? Các Ngài có kêu gọi các BHN tự phát đó về răn nhắc họ nên tham gia vào đạo tràng niệm Phật của từng chùa cùng tu cùng học, dưới sự lãnh đạo của Ban Trị Sự thì lợi ích hơn nhiều, hơn là tự phát theo kiểu đó dẫn đến nội bộ phân hoá tan rã, và nguy nhất là Tam Bảo chỉ còn nhị bảo, vì Tăng Bảo đã loại trừ.
Đầu năm, thưa Sư Phụ chuyện không vui như vậy con cũng áy náy, nhưng là một Phật tử mang ơn Phật mang ơn Tăng rất nhiều con không thể làm thinh. Chuyện con vừa kể Sư Phụ có rõ chưa ạ !
Sư mỉm cười gượng, vầng trán hằn thêm nếp ưu tư trả lời:
“Sư Phụ có hiểu có rõ nhưng chưa nói ra được, vì BHN tự phát đang đi hộ niệm cho người chết, mặc áo tràng lam, có chuông, có mõ, có Phật A Di Đà, lại không lấy tiền thù lao, không đòi hỏi gì hết. Chỉ có loại Tăng ra khỏi Tam Bảo thôi, mà không có gì làm bằng chứng thì làm sao nói họ được”. Sáu chữ A Di Đà Phật với bốn chữ A Di Đà Phật vậy mà trùng trùng cách biệt. Xưa nay lục tự Di Đà thì Phật giáo bình yên, còn tứ tự Di Đà thì gây xáo trộn trọng nội bộ Phật giáo. Nam Mô là cung kính, mất Nam Mô, Tăng Bảo loại trừ. Phật giáo Việt Nam hết nạn nọ đến tai kia. Hiểm nạn từ bên ngoài, hiểm hoạ từ bên trong.
Quý Phật tử niệm bốn tiếng Di Đà, quý vị đang là đệ tử Phật, có pháp danh nữa, đã từng quy y, ai quy y cho các vị nếu không phải Tăng, các vị ngồi quy y trong chánh điện trong chùa, mà chùa xây cất được là từ những đồng tiền hỷ cúng của phật tử khi mời chư tăng đến nhà hộ niệm, hiếu sự, các vị làm thay việc của quý chư tăng hết, phật pháp sẽ không còn tồn tại ở thế gian. Các vị vãng sinh về nước cực lạc hết, nhìn xuống trần gian này chỉ còn tín đồ các đạo khác, không còn Phật tử nữa các vị có vui không? Các vị có yên lòng sáng đi hái hoa trên con đường dát vàng dâng cúng Phật, rồi thanh thản ngồi nghe Phật thuyết pháp, tiếp tục tu hành. Còn thế hệ con cháu chúng tôi Tăng Bảo không còn, các Cao Tăng Tòng Lâm Thạch Trụ không còn, không còn Tăng để cất chùa, nuôi chúng điệu, không còn Tăng để giảng giải, dịch kinh viết sách, tổ chức khoá tu, truyền giới dạy dỗ tu hành, chúng tôi biết nương tựa vào đâu? Các vị thì đã vãng sanh hết rồi, con cháu các vị có khi lại rẽ sang tín ngưỡng khác. Hạt giống Phật pháp truyền thừa từ xưa đến nay đều từ Tăng qua Tăng, chứ Cư Sĩ như các vị không thể thay thể vai trò đó được, cha mẹ trong BHN khi chết rồi thì có truyền lại BHN cho con cho cháu tiếp nối? Các vị là con Phật các vị nỡ lòng nào để cho Phật pháp lụi tàn bằng cách làm Phật sự vì tự ái, vì sự không cân nhắc lợi hại của mình.
Trong kinh Pháp Hoa Đức Phật có dạy: “ Tam giới bất an do như hoả trạch - Cõi Dục giới , Sắc giới, vô sắc giới không yên ổn chút nào giống như đang ở trong lò lửa” Không cần nói đến Tam giới, chỉ cần nói đến cõi này thôi, cõi người ta này thôi thì đã thấy như đang ở trong nhà lửa. Lửa cháy bùng lên ai cũng thấy ngọn lửa, thì chữa cháy rất dễ, còn lửa cháy mà không thấy ngọn lửa, âm ỉ cháy, âm thầm cháy, cháy khéo léo để mọi người không nhận ra là lửa đang cháy thì nguy hại khôn cùng. Vì không thấy lửa bùng lên thì hơi đâu mà chữa. Nhưng kết cục cháy nào cũng là cháy, hệ quả là đống tro tàn. Cá nhân tôi nếu các vị trong BHN mà cùng ngồi xuống cho chúng tôi giáp mặt, chúng tôi lạy các vị vạn lạy, như năm xưa khi thọ giới lớn về tôi lạy bộ kinh Vạn Phật để trả ơn Tam Bảo, trả ơn giới sư đã truyền giới cho tôi tu hành. Tôi lạy các vị và kêu lên thống thiết rằng: “ Các vị đừng bỏ công ăn việc làm, đừng bỏ công việc gia đình, đừng tránh né đưa đón con đi học, đừng xao lãng trách nhiệm làm vợ, làm cha để dành hết thời giờ cho BHN tự phát, để cầu cho người chết được vãng sanh (mà có thật vãng sanh không?)mà đạo pháp thì lụi tàn, Tăng Bảo không còn ở thế gian. Ngoại đạo tung hoành truyền đạo giữa chốn không người.Kết thúc bài này bằng cách bắt chước cách niệm Phật của các cụ bà, cụ ông miền bắc cả ngàn năm nay: “ Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật”.
Thích Giác Tâm
Địa chỉ: Chùa Bửu Minh, Xã Nghĩa Hưng, Huyện ChưPăh, Tỉnh Gia Lai
Email: thichgiactam@gmail.com – banbientapchuabuuminh@yahoo.com.vn
ĐT: 0905.146 835blank0905.146 835

THƯ GÓP Ý CỦA CƯ SĨ ẨN THANH
Kính thưa,

Phật là Giác. Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, Giải Thóat.

Giác thì không Mê. Vì một niệm Mê mà có chúng sinh trôi lăn trong biển sinh tử. Muốn “Giác Ngộ” thì phải vâng theo lời dạy của Đức Phật, phải “lấy Giới làm Thày”, phải “thanh tịnh hóa tâm”, phải “tự tu tự độ”. Những lý thuyết này thì chúng ta ai cũng biết. Nhưng chúng ta có áp dụng vào đời sống thực tế không? Nếu không áp dụng thì chỉ còn là “lý thuyết suông”, vô ích cho bản thân và cho tất cả mọi người.

Cúng kiếng cầu xin không phải là Chánh Pháp, mà vốn đã có từ thời mông muội, do sự suy nghĩ của con người thời đó còn quá đơn sơ, mỗi khi có chuyện lạ thì sợ sệt xin xỏ đủ lọai thần linh vô hình.

Đức Phật dạy chúng ta theo các pháp môn tu hành đều có mục tiêu “Thanh Tịnh Hóa Tâm” để giải thóat khỏi u mê lầm lạc, để từ từ lọai bỏ những mê tín từ thời mông muội.

Trưởng tử Như Lai có trọng trách truyền bá tới chúng sinh những Lời Vàng của Đức Phật, đó là việc chính. Chuyện cúng kiếng cầu siêu cầu an là của các thày pháp bắt ma trừ tà, nhà Phật uyển chuyển tùy thuận chúng sinh tạm dùng phương tiện đề có thể gần gũi chúng sinh mà giáo hóa cho họ thấu hiểu đạo Giác Ngộ. Nếu lại coi chuyện của thày pháp bắt ma trừ tà là chuyện chính thì đã phụ bản hòai của Đức Thế Tôn biết là bao !!!

Phương tiện để “Thanh tịnh hóa tâm” gồm thâu tất cả các cách để thóat ra khỏi “tâm viên ý mã”. Các pháp Thiền, Tịnh, Mật, Luật... đều dạy thanh tịnh hóa tâm. Nếu người nào niệm 4 chữ “A Di Đà Phật” là ngay lúc đó tâm họ không bay nhảy như vượn, như ngựa vì khi “niệm Phật thì không niệm chúng sinh”. Niệm chúng sinh là những tạp niệm ô nhiễm bay nhảy trong đầu.

Tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già chỉ nhờ 2 chữ “chổi quét” mà thành đạo quả.

Lục Tổ Huệ Năng dạy “Thường tự thấy lỗi mình, Cùng đạo tức tương ưng”.

Nếu thường nhật nhà chùa có những hành động “vô duyên từ, đồng thể bi”, giúp đỡ vô vị lợi, mở mang dân trí theo Chánh Pháp, không gây cho họ mối lo sợ khiến phải cúng sao giải hạn kẻo bị tai nạn, chết gặp giờ trùng phải tránh hạ huyệt những ngày, giờ tam tai, thất sát ...vân vân và vân vân ... và nhất là trong lúc tang gia bối rối cần được an ủi và cần bầu không khí thanh tịnh cho thần thức người qua đời được êm đềm sinh về cõi tịnh, thì nhà chùa đừng biến sự “cúng dường hậu tạ” thành một cái giá vé cho thân nhân họ ra đi, khiến nó trở thành gánh nặng cho tang quyến thì mọi sự sẽ chẳng trở thành “vấn đề”.

“Nam mô A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “Án Ma Ni Bát Di Hồng”, “Chổi Quét”, vân vân... miễn “Trụ Tâm Vào Một Cảnh” là tâm thanh tịnh, là vâng lời Phật dạy rồi, chẳng cần tranh chấp ai cao siêu hơn vì sẽ chẳng ai “độ” cho người khác được mà chỉ cần đem tâm thanh tịnh của bản thân hòa vào bàu không khí trang nghiêm thanh tịnh để chuyển hóa thần thức người qua đời là quan trọng.

 Nếu người này “độ” cho người khác được thì Chư Phật và Chư Đại Bồ Tát đại từ đại bi đã độ sạch chúng sinh trong bể khổ rồi.

Chuyện Hộ Trì Tam Bảo là việc đại thiện, nhưng nếu quý ngài có thẩm quyền nơi chùa chiền tự vấn lương tâm để sáng suốt nhìn thấy vấn đề sai từ chỗ nào thì có lẽ sẽ khỏi mất công “tâm viên ý mã” viết là thư dài dòng kêt án người niệm 4 chữ A Di Đà Phật.

A Di Đà Phật

Ẩn Thanh

GÓP Ý CỦA CƯ SĨ HIỂN CHÁNH
Gửi bởi: Hiển Chánh
Email: tranhienchanh@yahoo.com

Trích từ bài của thày Thích Giác Tâm:

... “ ... Cư Sĩ Chánh Trí Mai thọ Truyền, cũng là một nhà Phật học lỗi lạc, cũng bất mãn một số các vị Tăng cũng đã từng phát ngôn: “ Tôi chỉ Quy Y Phật Bảo, Quy Y Pháp Bảo, không cần Quy Y Tăng Bảo. Ông đã lập nên chùa Xá Lợi, thành lập Hội Phật Học Nam Việt do ông quản lý, ông cũng không cần Tăng Bảo. Nhưng rồi thương ghét cũng cứ luân hồi lòng vòng, Chùa Xá Lợi do ông sáng lập, không còn cư sĩ quản lý nữa mà đã giao lại cho Chư Tăng quản lý điều hành....”...

Hiển Chánh xin thưa rằng:

Những điều kể trên hòan tòan sai sự thực. Xin đọc phần trích đọan về cư sĩ Mai Thọ Truyền được ghi lại trong trang nhà Đại Tạng Kinh Việt Nam:

Cuộc đời tận hiến

...”...Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.

 Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 1.4.1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ theo học trường Sơ học Bến Tre, Trường Trung học Mỹ Tho, sau đó lên Sài Gòn học trường Chasseloup Laubat.
Vào khoảng năm 1931 ở Sa Đéc, cư sĩ thường hay đến tham vấn cầu học với hòa thượng Hành Trụ. Cảm phục đức độ và trí tuệ của vị danh tăng, cư sĩ Mai Thọ Truyền xin thọ Tam Quy, Ngũ Giới, được HT đặt cho pháp danh là Chánh Trí. Sau khi thọ Giới, bác Chánh Trí bắt đầu ăn chay trường và đem hết nhiệt thành để phụng sự Chánh pháp.

Nhờ tinh thần tinh tấn tu học và không ngừng trau giồi kiến thức, cư sĩ Chánh Trí đã tạo cho mình vốn hiểu biết giáo lý Phật đà sâu rộng và vốn kiến thức cao về triết học Đông - Tây.

Nhằm góp phần xây dựng Phật giáo vững mạnh, cư sĩ đã kết hợp với một số đạo hữu trí thức có đạo tâm thành lập Hội Phật học Nam Việt (PHNV).

Với cương vị Hội trưởng, cư sĩ Chánh Trí rất quan tâm đến việc kiến tạo cho Hội PHNV một ngôi Tam Bảo khang trang để làm nơi thờ tự và đặt văn phòng trung ương của Hội.

Đích thân cư sĩ lo liệu mọi thủ tục như xin phép xây dựng, xin phép tổ chức lạc quyên tạo nguồn kinh phí. Sau lễ động thổ khai móng 19 tháng, Hội làm lễ lạc thành rất long trọng vào các ngày 14, 15, 16 tháng Ba năm Mậu Tuất (nhằm ngày 2 đến ngày 4-5-1958) và được hòa thượng Khánh Anh (Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt đồng thời là chứng minh Đại đạo sư của Hội PHNV) đặt tên chùa Phật học Xá Lợi....”...

Xin coi tiếp tại:

http://daitangkinhvietnam.org/lich-su-phat-giao/nhan-vat-phat-giao-viet-nam/1237-ng-nim-36-nm-c-s-chanh-tri-mai-th-truyn.html

Như thế, cư sĩ Mai Thọ Truyền đã CÓ quy y Tam Bảo với đại diện Tăng Bảo là hòa thượng Thích Hành Trụ, một bậc cao tăng (suy ra, cụ không thể phát ngôn “Tôi chỉ Quy Y Phật Bảo, Quy Y Pháp Bảo, không cần Quy Y Tăng Bảo" như bị vu cáo) và chùa Xá Lợi đã “được hòa thượng Thích Khánh Anh (Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt đồng thời là chứng minh Đại đạo sư của Hội PHNV) đặt tên là chùa Phật học Xá Lợi.”.

Chưa nói đến những việc cao siêu, chỉ xin tác giả ít nhất hãy giữ giới “không dối trá, không vu cáo sự xấu ác cho người khác”.

Đó mới chỉ là 1 trong 5 giới của cư sĩ Phật tử, chưa nói đến hàng ngũ Tỳ Kheo là bậc đạo sư trong nhà Phật, với trọng trách gìn giữ "ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh" để nêu gương "thân giáo".

Hiển Chánh



Ý KIẾN PHẢN HỒI 
(từ Phật Tử Việt Nam)
MINH NHAT vào lúc 21/09/2011 10:58
Nam Mô A Di Đà Phật.
kính bạch thầy Giác Tâm,lời lẽ của thầy rất đỗi thống thiết, con cũng thấy ái ngại cho Tam Bảo.Tuy nhiên mỗi khi con đường đi trắc trở, chúng ta lại phải nương nhờ Tam Bảo.Đức Bổn Sư đã dạy, Tam bảo là thường Trụ,thường trụ là không bao giờ dứt mất,là luôn luôn tồn tại,Tăng bảo trường tồn,không phải sợ hãi.nơi nào đó, có việc nọ kia,nhưng chúng ta có hàng ngũ Thánh tăng đông vô số kể,hàng bồ tát ở Tây Phương Cực Lạc đông không thể tính đếm, các ban hộ niệm có mặt tốt là trồng niềm tin được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà, hơn nữa không có người,ta,chúng sanh, thọ giả,có nghĩa là không có kẻ làm người chịu,Thầy yên chí là các pháp đều không sanh,không diệt,như ánh điện lóe lên rồi tắt, không có chúng sanh nào loại được Tăng Bảo cả,Tăng Bảo là thường trụ.
Dương Thiên Ân vào lúc 21/09/2011 11:01
Nam mô A Di Đà Phật
Theo tôi được biết, khi niệm phải đủ "lục tự Di Đà" như truyền thống của Phật giáo Việt Nam, vậy ý nghĩa là gì:
-Nam Mô: Có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.
-A: Có nghĩa là Vô, Không
-Di Đà: Nghĩa là lượng
-Phật: Người giác ngộ.
Theo đó, các BHN niệm chỉ "Tứ tự" không theo truyền thống của Việt Nam rồi.
Tôi đồng quan điểm với tác giả bài viết: áo lam xuất phát từ đâu các vị trong BHN mặc, các vị quy y ai, ai công nhận quy vị quy y, ai đặt pháp danh cho quý vị, kinh quý vị đọc do ai dịch, ai viết. Truy nguyên đến cuối cùng là các vị trong BHN cố chấp tiêu cực, không thừa nhận sự tồn tại đầy ý nghĩa của Tăng bảo nhưng lại sử dụng sản phẩm trí tuệ của Tăng bảo.
Tôi có ý kiến là bởi vì tôi còn sân si, nhưng xã hội còn sân si thì mới phát triển được, Phật giáo mới trường tồn. Kính mong được hỉ xả.
Việt Phương vào lúc 21/09/2011 11:07
Chuyện cư sĩ ly Tăng cũng có lý do của nó.
- Thử hỏi trong ban Trị sự các cấp giáo hội, bao nhiêu % là cư sĩ, trong đó bao nhiêu % có đóng góp thực sự?
- Giáo hội cấp Trung ương đã có biện pháp gì để phát huy vai trò của cư sĩ trong phát triển toàn diện giáo hội, hay bây giờ Giáo hội chỉ cần Nhà nước và Đại gia?
- Tại các chùa, việc tổ chức sinh hoạt đạo tràng thế nào, có làm cho Phật tử, cư sĩ gắn bó với chùa hay không?
Dieu Hưu vào lúc 21/09/2011 11:30
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu ni.
Con xin cầu mong cho 3 ngôi Tam Bảo thường còn ở thế gian, để chúng con có chỗ nương tựa tu hành.
nguoi mien Bac vào lúc 21/09/2011 11:57
Đọc xong bài viết này tôi thấy giật mình, ở Tỉnh của tôi (tôi ở 1 tỉnh gần HN)gần đây có một số tín đồ kg đến chùa nữa, họ bảo là chúng con tham gia vào BHN nên kg còn thời gian đến với Chùa, và họ cũng chỉ niệm 4 chữ A Mi Đà Phật.
Được biết tháng trước Thầy Ngộ Thông người việt, hiện đang cư trú tại Úc Châu sang VN, rất nhiều phật tử bỏ việc nhà đi theo thầy Ngộ Thông để được niệm :"A Mi Đà Phật",...
kg chỉ thế, còn rất nhiều tin nhắn lạc danh gửi cho Phật tử nói rằng, Thầy Ngộ Thông là đệ tử của HT Tịnh Không Đài Loan, hiện thay mặt Pháp sư Tịnh Không sang VN truyền đạo, vào ngày bao nhiêu ấy VN sẽ có sóng thần, động đất...nếu kg niệm đủ 108 câu A Mi ĐÀ Phật thì sẽ bị làm sao (?)
thật là mê tín dị đoan, vậy mà kg ít các vị Sư Ni ở miền Bắc đi theo, và lập đạo tràng BHN, kêu gọi phật tử đến tụ tập niệm 4 chữ A MI Đà Phật. ôi, thật đau lòng cho đạo pháp.
Phúc Đức vào lúc 21/09/2011 12:04
Nam mô bản sư Thích ca mâu ni phật.
Kính lạy phật pháp tăng tam bảo thường trụ khắp cả mười phương; con thành tâm cung kính kính lễ ba ngôi báu.
Tăng bảo là một trong ba ngôi báu để chúng sinh nương tựa, phật pháp truyền thừa.
Cư sỹ phật tử không thể thay thế chư tăng ni được.
Nam mô Bản sư Thích ca mâu ni phật.
Minh Giới vào lúc 21/09/2011 13:18
Con đang ở daklak, con nghĩ rằng trò mượn Phật giáo để phá Phật giáo bắt nguồn từ bên ngoài đạo Phật và cả những người trong đạo Phật mà không đủ chánh kiến. Và cũng xin đề nghị quý Phật tử nên tìm về với những giáo lý cơ bản nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ ạ, vì người đã hiểu sâu thì biết ngàn vị Phật chính là một Phật. Nhưng còn đa số quần chúng, chính kiến này hình như vẫn chưa được hiểu và biết đến. Thành ra mới đầu thì Nam Mô A Di Đà Phật, sau thì A Di Đà Phật và sau một tí thì A Mi Đà Phật rồi sau nữa thì sẽ biến tướng ra điều gì nữa đây ạ? Trong khi toàn thế giới và cũng chính Liên Hiệp Quốc họ cũng CHỈ công nhận Đức Phật duy nhất là ngài Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ, "nhân vật" có thật trong lịch sử Địa Cầu mà thôi ạ!
Nam Trân vào lúc 21/09/2011 14:10
Phật pháp có lúc thịnh lúc suy, nhưng lúc nào cũng có vị chân tu thật học. Cũng như thời tiết thì có 4 mùa nhưng mùa nào cũng có hoa.
Là người học Phật phải có trách nhiệm hộ trì Tam bảo. Tu tập mà muốn loại Tăng bảo thì tự mình tìm địa ngục mà xuống thôi.
Hộ trì Tam bảo, đối với Tăng bảo, vị nào chân tu thì mình nên cung phụng tứ sự, vị nào chưa được tốt thì nên "can gián" để họ trở nên tốt hơn. "Mê nhất kiếp ngộ nhất thời". Có người mê mờ cả một kiếp, nhưng đến lúc đủ nhân duyên thì họ ngộ đạo. Cho nên tu hành thì đừng quá cực đoan khi thấy một vị thầy nào đó chưa được tốt. Mà nên mở tấm lòng ra để khuyến tấn các vị đó để các vị đó được tốt hơn
Phật tử cao nguyên vào lúc 21/09/2011 14:51
Chúng ta luôn vọng ngoại, sính ngoại. Cái gì từ nước ngoài đem đến đều giá tri, cả vật chất lẫn tinh thần, tâm linh tu tập. Hòa thượng Tịnh Không là một cao tăng người Trung Quốc, cư trú ở Úc Châu. Các Ban Hộ Niệm ở Việt Nam hầu hết được sự yểm trợ của Tịnh Tông học hội, Úc Châu về vật chất lẫn tinh thần. Một ngày nào đó phong trào hộ niệm ly khai Tăng Bảo mạnh lên, Chư Tôn Đức trong GHPGVN nói sẽ không nghe nữa, hiện giờ đã không nghe rồi. Lúc đó vị lãnh đạo tinh thần ở nước ngoài nói nghe thôi, rồi không biết sự tình sẽ ra sao, Phật giáo Việt Nam sẽ ra sao ?
NGỘ THÀNH-PHAN TIẾN ĐẠT vào lúc 21/09/2011 15:11
Thật buồn thay cho quí vị BHN tự phân hóa Phật giáo Việt Nam. Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì chúng xuất gia là những người kế thừa sự nghiệp truyền bá Phật giáo, vì vậy chúng ta mới có 3 ngôi Báu (PHẬT BẢO, PHÁP BẢO VÀ TĂNG BẢO), trong đó Tăng bảo đóng vai trò lớn trong việc giữ gìn và truyền bá mạch nguồn Phật pháp. Sở dĩ hàng Tăng bảo đóng vai trò quan trọng là vì các vị Tăng xuất gia giữ gìn các điều khoản giới luật trong khi đức Phật còn tại thế đã đặt ra. Trước khi đức Phật nhập Niết Bàn, các đệ tử của Ngài hỏi: "Sau khi Thầy nhập Niết Bàn thì chúng con biết nương tựa vào Ai để làm Thầy", Đức Phật trả lời: " Sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các Con phải lấy Giới Luật làm Thầy". Các vị Tăng Ni xuất gia phải giữ gìn từ 10-200(250) điều khoản luật mà đức Phật đã định chế. Hàng Cư sĩ chúng ta có làm được điều đó chăng? Chúng ta có dám từ bỏ vợ đẹp con thơ của mình để sống một đời sống Phạm hạnh chăng? Chúng ta có từ bỏ được sự yêu ghét giữa cái của mình và của người chăng? Chúng ta có dám khẳng định mình không bị mê hoặc bởi cái thơm ngon và vẻ đẹp lộng lẫy của xã hội chăng?...Hàng Cư sĩ chúng ta phải nên hiểu mình đóng vai trò vỏ bọc để cho một thân cây phát triển. Khi một thân cây không có vỏ cây thì thân cây ấy sẽ khô héo và chết dần theo năm tháng và ngược lại. Hàng Cư sĩ Chúng ta phải hỗ trợ cho chư Tăng Ni xuất gia truyền bá giáo lý Phật giáo rộng khắp, tạo nên một sự gắn kết như một khối Kim Cương mà không sợ bị các yếu tố bên ngoài phá vỡ. Tránh sự phân hóa và chia rẽ cục bộ. Phật giáo chúng ta vốn dĩ thiếu sự gắn kết, thì chúng ta đừng nên tạo thêm hố sâu phân hóa. Hơn nữa kiến thức Phật học chỉ là phương tiện để đi đến bến bờ hạnh phúc. Nếu quí Cư sĩ có một trình độ Phật học uyên thâm mà xem thường quí Tăng Ni thì đó quả là một cái nhìn cực hữu. Nếu có trí thức mà không có quá trình thực hành tâm linh thì tri thức Phật học đó cũng không có ý nghĩa trên bước đường hành trình tâm linh. Nhìn lại quá trình lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam, thì vai trò giữ và phát triển Phật giáo của quí chư Tăng là rất lớn. Từ xã hội Phong kiến có các bậc danh Tăng như:ngài Khương Tăng Hội, Khuông Việt Thiền sư, Vạn Hạnh Thiền sư, Trần Nhân Tông, Tông Diễn Thiền sư...,từ thế kỷ 19 đến 20 có Hòa Thượng Tố Liên, HT. Trí Thủ, HT. Trí Quang, Bồ Tát Quãng Đức, đến nay có HT. Thanh Từ có công hạnh rất lớn trong sự nghiệp phục hưng Thiền Phái Trúc Lâm, Thiền sư Nhất Hạnh truyền bá Phật giáo Việt Nam đến các quốc gia Âu-Mỹ, Thượng tọa Thích Nhật Từ mở rộng quan hê ngoại giao Phật giáo quốc tế, GS. Lê Mạnh Thát...quí Cư sĩ nên nhìn vào hình ảnh tích cực để cùng củng cố và phát triển Phật giáo Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Kính chúc quí Phật tử an lành,
Tu Viện Vạn Hạnh - Úc Châu vào lúc 21/09/2011 16:42
Cam on thay GT da quan tam bao dong viec nay - o hai ngoai da bat dau co hien tuong keo Phat tu VN thuan thanh di ra ngoai, thue cho , niem Phat voi nhau, bo chua,
Lý Minh Đông vào lúc 21/09/2011 16:44
Ối trời, sao lại nêu ra chuyện này nhỉ? Nhiều Tăng Ni trẻ học xong không chịu dân thân về các vùng miền xa xôi hẻo lánh để hoằng đạo, một số người còn không chịu trau dồi đạo đức, lối sống, ưa cúng bái để lấy tiền. Những người nghèo ở những vùng quê, Ban Trị sự tỉnh không mấy quan tâm việc mở rộng tự viện, tuyển mộ tăng tài về làm việc cho tỉnh nhà, Phật tử nhiều nơi phải tự lập lên Niệm Phật đường cùng với Ban Hộ niệm để truyền bá đạo Phật, đó là xu hướng cần thiết. Nếu họ làm sai phương pháp thì quý tăng ni từ bi tiếp cận và thể hiện uy tín của mình để Ban Hộ niệm này đi đúng đường hướng, chứ sao lại tạo thêm ra những mâu thuẫn.
Cứ nhìn vào Tin lành mà xem, họ đi đến vùng quê nào là đào tạo người tại chỗ, để một thời gian sau những thành viên cốt cán ở địa phương trở thành mục sư, nắm dân ở vùng đó và họ lại rút đi nơi khác. Coi như đã xác lập xong căn cứ. Cứ như vậy mà nhân lên. Trong khi chúng lại bỏ quên việc làm truyền thống này của đạo Phật, sư đến làng nào là làng ấy có chùa, cư sĩ đến đâu là ở đó có đạo tràng niệm Phật, hộ niệm...
Nhân gian Phật giáo là làm cho Phật giáo phong phú và trở thành tôn giáo của nhân dân.
Mong các Phật tử nào có ý miệt thị Tam bảo, không vì sự nghiệp chung thì lưu ý điều chỉnh mình, nhưng cũng mong những vị Tăng Ni có tâm huyết nên động viên vật chất và tinh thần nhiều hơn nữa để người cư sĩ dấn thân hành đạo. Có như vậy Phật giáo Việt Nam mới vững cái gốc, bền cái rễ.
QN. vào lúc 21/09/2011 16:46
Kính thưa Quý Thầy và Quý Đạo Hữu!
Theo Phật Pháp ta biết rằng “Phật bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo” là mãi trường tồn. Không có gì có thể loại một trong ba ngôi Báu đó ra khỏi Chánh Pháp, cho nên có gì đâu mà quý vị quá lo lắng đến vậy!
Sự việc trên đây, tôi nghĩ có sự hiểu lầm đâu đó! Chứ không đến nỗi vậy đâu.
tam nhu thanh huyen vào lúc 21/09/2011 17:05
kinh bach chu tang ni cung toan the quy dao huu phat tu doc xong bai viet nay neu da la de tu phat khong khoi xot xa roi le neu tren doi khong bo ba ngoi bau thi cung nhu mat troi bi may mu che nap khong bao gio thay duoc anh sang tri tue vao thoi duc phat con tai the ngai co quy y cho cu si phat tu nhung luc bay gio chua co tang bao duc phat lien dan khi nao co du tang bao thi phai quy y lai thi luc do moi dac gioi duoc du quy vi co tu gioi den dau ma khong kinh trong tam bao thi cung chi la de tu ma ma thoi mong quy vi hay sam hoi va suy nghi lai
nam mo adidaphat
quangchi vào lúc 21/09/2011 17:48
Tùy ở mỗi nơi thôi. Thiết nghĩ Chư Tôn Đức cần phải đi hộ niệm thì mới có tài vật sao ? Quý Thầy nơi tôi ở đa phần không làm việc ấy mà có thiếu thốn tịnh tài, tịnh vật đâu ?
Nhìn nhận nhau vào lúc 21/09/2011 18:18
Tôi đọc bài viết của Thầy Giác Tâm, chợt nhớ đến câu tục ngữ Việt Nam: “Tại anh tại ả, tại cả đôi bên” hình ảnh Tăng Ny, lợi dưỡng, mũ ni che tai, không muốn nghe tiếng đau thương của cuộc đời mà tìm đến cứu giúp. Chỉ biết sống cho riêng mình, không chịu hoằng pháp, không dấn thân phụng sự chúng sanh đau khổ, nên mới xảy ra cớ sự như vậy. Cớ sự đây là LY TĂNG. Hai giới xuất gia và tại gia hãy cùng nhìn lại mà chung tay lo cho Đạo Pháp, để cho Đức Thế Tôn nở được nụ cười hàm tiếu.
La Ngọc Vinh vào lúc 21/09/2011 19:28
Kính bạch thầy Giác Tâm!
Bài viết của Thầy con đọc mà trong lòng cảm thấy buồn thay cho Phật Giáo Việt Nam. Không hiểu Giáo hội Trung ương và Ban trị sự Tỉnh hội về vấn nạn nầy có suy nghĩ nầy hay lại xuôi tay cho rằng là pháp nạn thời mạt pháp, nếu là vậy thì tội nghiệp cho hàng Phật tử chúng con sẽ bơ vơ lạc lỏng. Còn số Ban hộ niệm tự phát kia chắc họ quên đi kinh Lăng Nghiêm rồi mà không ngờ vô tình đi theo Thiên ma Ba tuần để tạo nghiệp tội hủy phá Tam Bảo.
Thằng Bờm vào lúc 21/09/2011 20:17
ai dịch kinh cho quý vị ? ai thuyết pháp cho quý vị ? ai hy sinh cả tuổi thơ và dành trọn cuộc đời cho quý vị cho Đạo pháp. Nếu quý vị cư sĩ đảm đương được thì giao hết cho quý vị. Đến khi quý vị nắm Phật sự trong tay quý vị có hết lòng làm không ? Hay là bận công việc này kia nên tạm gác lại, tiền bạc lo cho gia đình nên không đủ khả năng lo thêm Phật sự. Nếu quý vị thật sự có tâm, kinh tế giàu mạnh để lo cho Tam bảo thì có khoảng bao nhiêu người như quý vị ? Chán ! Nếu không còn Tăng chắc 1 năm không quá 20 quyển sách Phật được dịch hay xuất bản. Nếu không có Tăng thì Phật giáo sẽ lụi tàn ngay sau 30 năm.
Giới Minh vào lúc 21/09/2011 21:11
Con xin đỉnh lễ Thầy Giác Tâm
Những gì Thầy nói con đã nhìn thấy và đang nhìn thấy, con đã rút khỏi các BHN và cùng 1 số bạn bè kiên định với đường lối niệm Phật của Tổ Thầy xưa nay: Nam Mô A Di Đà Phật.
Thầy ạ, họ không nhận cái gì nhưng người Việt mình chẳng "ăn không" của ai cái gì, gia đình nào cũng tìm cách gì đó để trả ơn họ đến cốc coong.
Và còn nhiều chuyện xảy ra gây chia rẽ, mất tình anh em, huynh đệ nữa chứ.
Nguyên Quang vào lúc 21/09/2011 22:34
Lễ nhạc phật giáo Việt nam có gì không hay , miền bắc trung nam đều có những nét đặc trưng, đều có những bậc Tòng Lâm Thạch Trụ vậy mà bây giờ đi đâu làm gì 10 người thì 8 người cũng nghe niệm A MI ĐÀ PHẬT chưa hết một số đạo tràng tụng "TAM THỜI HỆ NIỆM" tụng "rặc" tiếng tàu...thật Nguyên Quang Con chịu không nổi. tình trạng này được cha ông ta gọi là " bụt nhà không thiêng" cứ phải sính ngoại chạy theo cái này, hội này, hội kia

xin hỏi những oai nghi tế hạnh cử chỉ chốn thiền môn chẳng lẽ Việt Nam không có hay sao lại chạy theo học theo cách của nước này, pháp sư này pháp sư kia, tất nhiên lời nói của Nguyên Quang con sẽ làm cho một số vị không vui nhưng chuyện thì cũng đã rồi, xin thứ tội con trẻ dại dột phát biểu linh tinh
tất nhiên cái lợi cũng có, nhưng cái hại cũng đầy rẫy đồng ý rằng hòa nhập nhưng không phải hòa tan, đừng đánh mất "Giá Trị" văn hóa của người Việt chúng ta... bao nhiêu năm nay cái tryền thừa Phật giáo rộng lớn mấy ngàn năm văn hóa phật giáo từ bắc chí nam vậy mà đùng một cái từ khi truyền thông phát triển lại "A MI ĐÀ PHẬT" ( giật mình) ...

Tây đua nhau học theo văn hóa việt nghiên cứu cách tụng niệm việt , thậm chí thu âm lại cách tán tụng của Việt Nam mà phát hành thành băng dĩa ... trong khi ta " Năm mô Lin chì hai hội phật bố tát" không hiểu...không hiểu...người Việt tụng kinh theo âm ngoại, mặc áo Hải Thanh...chịu thua...con không làm được...tăng việt cho ở chùa tụng kinh vì đọc theo tiếng việt chắc không thiêng ... các vị học theo ngoại thì nâng niu chắc là có pháp lực hơn và "xịn" hơn vì tụng tiếng "ngoại"...con thắc mắc Tăng việt thì cũng được học hành dạy ứng phú oai nghi lễ nghi mà...
giải quyết không phải trên giấy tờ hội nghị mà phải làm sao cho mọi người chịu mở mắt ra cho người Việt thấy văn hóa việt không thua kém nước nào hay quốc gia nào.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kim cang kỳ - Minh91dalat@yahoo.com
dieuhanh vào lúc 21/09/2011 22:34
Vấn đề độ tử cũng quan trọng không kém việc độ sinh, vì nếu độ tử khéo thì cả gia đình người quá cố sẽ đến với phật pháp. Hàng xóm của tôi có một bà cụ mới mất. Lúc nhập liệm có mời thầy đến làm lễ. Đến giờ cúng cơm chiều, gia đình lên chùa mời thầy, phải mời năm lần bảy lượt thầy mới đến. Lúc đi đưa đến huyệt, thầy bảo hạ huyệt ngay không cần làm lễ, rồi cho hạ huyệt ngay. Thầy tụng kinh vội vàng chóng vánh rồi về, không một lời phân ưu cùng gia đình, không khuyên bảo họ cúng chay…Không phải bôi bác gì, nếu các thầy không chấn chỉnh thì bi loại trừ là tất nhiên, mời BHN đến họ lo còn chu đáo, kỹ lưỡng hơn.
Lê Quang Tú vào lúc 21/09/2011 22:36
Trong cuốn "Niệm Phật thập yếu" của hòa thượng Thích Thiền Tâm, trang 134, mục 4/ Trì danh Niệm Phật:
Là phương pháp niệm ra tiếng hay niệm thầm bốn chữ hoặc sáu chữ hồng danh "Nam mô A-DI-ĐÀ-PHẬT". Trì bốn chữ "A-DI-ĐÀ-PHẬT" được điểm lợi đễ nhiếp tâm... Phương pháp này trong kinh Phật thuyến A=DI=ĐÀ, đức Thích-Tôn đã đề xướng, hiện đang được thông dụng nhất.
Đồng thời ĐĐ Thích Phước Tiến trong đĩa CD bài giảng "Niệm Phật những điều cần biết" tại chùa Hoằng pháp, cũng nhấn mạnh niệm bốn chữ A=DI=ĐÀ=PHẬT. Vì vậy, theo tôi không nên bàn đến điều này nữa vì rất không hợp lí...
Công bằng mà nói, các ban hộ niệm (BHN) thật sự đã tạo công đức vô cùng to lớn giúp bao người được vãng sanh về với Đức Phật A-DI=ĐÀ, về với Tây Phương Cực Lạc bằng sự hộ niệm tối quan trọng cho người sắp lâm chung (không gì quí bằng được hộ niệm trước khi nhắm mắt). Điều này thật vô cùng khó với các quí thày. Tôi đã chứng kiến khá nhiều người trước khi mất được sự trợ giúp hiệu quả của BHN - đã được vãng sanh cực lạc (để biết được điều này không khó trong tu Tịnh Độ). Đồng thời cũng xem nhiều đĩa CD các cụ được vãng sanh hoàn toàn nhờ vào các BHN, chưa thấy nhà nào được các quí thày trực tiếp niệm Phật để được vãng sanh trước lúc lâm chung (mặc dù nếu được thì quí hoá quá còn gì bằng).
Vì vậy, tư tưởng của Phật là bình đẳng - chúng sinh là Phật sẽ thành. Với những người con Phật ai có công đức chúng ta nên hoan hỉ, ủng hộ nhiệt thành, không nên tham, sân, si, nghi, mạn, chấp... tạo nghiệp xấu cho mình và cho mọi người. Ai cũng còn nhiều nghiệp xấu mới cần phải tu, tu để sửa mình không có gì lạ, không có gì đáng lo, lo là lo sao tâm mình sao còn đục thế ? còn thị phi thế ? . Nếu tâm ta trong sạch thì hãy cởi bỏ mọi trói buộc, xả bỏ mọi cặn bã trong lòng = khó đấy nhưng còn hơn không.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nguyên Quang vào lúc 21/09/2011 22:56
Một bộ phận nhỏ bé là phật tử và thầy Giác Tâm nói lên thì chắc gì mọi người đã nghe có chăng chỉ là những người đang RẤT LO LẮNG VÀ HOẢNG HỐT đọc và cho ý kiến...
việc làm bây giờ là thực hành, thực hành ... quý vị xin hiểu cho con ... độ chúng sanh không phải chỉ qua lễ lạt to lớn hoành tráng, chùa to tượng lớn, giới đàn lớn ... vì cái đó chỉ làm cho một phần đơn lẻ thấy an lạc... hoằng pháp độ sanh cần ở những việc nhỏ nhặt thiết thực ví như tụng kinh làm đám hay đơn giản chỉ tiếp chuyện cho phật tử thường ngày...quý Thầy Cô đi giáo hóa chúng sanh độ cho chúng sanh như tứ hoằng thệ nguyện thường tụng chứ không phải chỉ giải quyết vấn đề tu học cho mình

còn Ban hộ niệm và nghi lễ chúng ta nên nhớ không có thầy tổ thì không có chúng ta, ai dạy cho quý vị tụng bài kinh đơn giản nhất ... xin nhìn lại thiếu tăng thì quy y tăng bằng cách nào không lẽ đặt hình chư tổ quá cố rồi lạy ... Phật lập tăng đoàn cận sự nam và nữ mục đích để bốn chúng dựa trên nhau mà tu tập, một phần mà tách rời thì đạo pháp suy vi

xin nhớ
xin lưu tâm

Nguyên Quang
Hồng Quang vào lúc 21/09/2011 23:02
Thua Thay: Truoc day thi hien tuong Thanh Hai Vo Thuong Su, nay thi cac doan Ban Ho Niem. Nhieu chuyen qua nhi?
Do cung la mot trong nhung ly do ma chung toi, trong do co Thay, keu goi can Chan hung, can huan luyen chu TN tru tri cac chua va hang tram, hang trieu "Cư sĩ phụ giảng" de cung ung cac vung sau vung xa va nhung chua chua co tru tri, bang khong thi tin do mat dan mat mon het.
Chuc Thay an lac.
Kinh.
hồng quang
minh ngọc vào lúc 21/09/2011 23:42
Kính bạch Thầy Giác Tâm.
Trước hết, con xin chia sẻ và cảm thông với ưu tư của Thầy. Bài viết của Thầy đã phản ánh đúng thực trạng phân hóa trong Phật giáo hiện nay, không riêng gì nơi Thầy ở mà phổ biến khắp nơi. Sự việc này ngày càng nghiêm trọng phổ biến, chứ không dừng lại ở mức “có sự hiểu lầm đâu đó! Chứ không đến nỗi vậy đâu.”
Nguyên nhân cũng có nhiều, tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Tăng Ni ly cư sĩ, không chịu dấn thân hoằng pháp, ngại khó, ngại khổ, không quan tâm đến Phật tử của mình xem họ nghĩ gì, cần gì, làm gì… Mong rằng qua sự việc này, các Thầy hãy dấn thân phụng sự nhiều hơn nữa, hãy lắng nghe tiếng nói của Phật tử, giữ gìn oai nghi giới luật của người tu để hình ảnh Tăng bảo luôn đứng vững trong lòng Phật tử trước những cơn gió độc cải đạo hiện nay.
Chuyện niệm tứ tự “A MI ĐÀ PHẬT” là cho bắt chước Trung Quốc, không chỉ có BHN niệm như thế, ngay cả trong chùa, nhiều Thầy Cô cũng niệm như vậy, khiến nhiều người thắc mắc, còn cho là… hai vị Phật khác nhau??? Chúng ta vô tình làm rối ren Phật giáo một cách không đáng.
Tôi không phủ bác những hữu ích của BHN. Vì ở những vùng vắng bóng Tăng Ni hành đạo thì BHN đến nhà Phật tử hộ niệm xem ra còn đỡ hơn là mời các Cha xứ, giáo dân đến. Nếu BHN phụ giúp với chư Tăng trong việc hộ niệm, thì không có gì đáng nói. Nhưng đằng này, họ lại ra yêu cầu không được mời chư Tăng đến. Loại bỏ Tăng bảo như thế mới là điều đáng nói và là điều nguy hại. “Tứ chúng đồng tu” chứ không phải chỉ có “một chúng đồng tu”, những người con Phật nên biết điều này.
Hầu hết các chùa đều có lập Ban hộ niệm để hỗ trợ nhau trong việc tang tế, và khi đi hộ niệm thì Tăng Ni và Phật tử cùng đi, ấm áp trong tình đạo vị. Mong rằng các chùa, các Tăng Ni Phật tử, sau khi đọc những dòng ưu tư của Thầy Giác Tâm, cùng nhau suy ngẫm, và tự điều chỉnh trước khi quá muộn, Đừng làm rối ren, phân hóa Phật giáo thêm nữa. Các chùa cần xem lại việc độ tử của chùa mình, của ban hộ niệm chùa mình hoạt động như thế nào.

No comments:

Post a Comment