Wednesday, June 15, 2016

Thập Sự Bất Cầu * Việc Thiện Hồi Huớng Tây Phương * Tọa Đàm Hộ Niệm..

A Di Đà Phật, chị Kim Vân thân mến
Nhà chị chưa có trang thờ Phật cũng không sao hết. Mỗi khi làm được công đức lành gì, chị chọn nơi sạch sẽ trang nghiêm quay mặt về hướng Tây (hoặc đứng hoặc ngồi hoặc quỳ đều được) và hồi hướng:
“Con nguyện đem công đức phóng sanh (ấn tống, cúng dường..v.v..) hồi hướng trang nghiêm Tây phương Phật Tịnh độ. Trên đền bốn ơn nặng. Dưới cứu khổ ba đường. Xin hồi hướng cho….(ai)….(tên, tuổi)….(như thế nào)……Nếu có ai thấy nghe. Đều phát tâm Bồ-đề. Hết một báo thân này. Đồng sanh nước Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật.”
Vậy là được rồi đó chị, quan trọng là chí tâm, cung kính mà hồi hướng như đang trước bàn Phật là được. Chúc chị thường lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_

Chăm sóc cho gia đình chính là đang thực hành Bồ Tát đạo, Hiếu Dưỡng Cha Mẹ chính là cúng dường chư Phật. Học Phật chính là học làm một người tốt.

Làm Tất Cả Việc Thiện Dù Nhỏ Đến Đâu Đều Hồi Hướng Tây Phương Ắt Được Vãng Sanh

Làm Tất Cả Việc Thiện Dù Nhỏ Đến Đâu Đều Hồi Hướng Tây Phương Ắt Được Vãng Sanh
Trai Tăng, cúng Phật, dâng hương, hiến hoa, treo phan, xây tháp, niệm Phật, lễ sám, mọi việc phụng sự Tam Bảo, đem công đức này hồi hướng nguyện sinh Tây Phương đều được. Hoặc làm mọi phương tiện việc lành lợi ích trong thế gian, hoặc hiếu dưỡng cha mẹ, thương mến anh em, tông tộc thuận hòa. Hương thôn xóm làng, thân nhơn quyến thuộc, tiếp với nhau bằng lễ nghĩa, làm việc ơn nghĩa cho nhau. Cho đến kẻ thờ Vua thời hết lòng vì nước, kẻ làm quan thời nhơn từ lợi dân. Làm người lớn thời khéo điều hòa trong chúng. Làm bực hạ, thời khéo thờ bề trên. Hoặc dạy bảo kẻ ngu mê; hoặc giúp đỡ kẻ côi cút, yếu đuối; hoặc giúp người cấp nạn; hoặc cho kẻ bần cùng; hoặc sửa cầu, đào giếng; hoặc tặng thuốc, cho cơm; hoặc bớt phần mình, nuôi kẻ thiếu lợi ích tha nhơn; hoặc chia của lợi người mà phần mình bớt ít; hoặc dạy người làm phải; hoặc khen ngợi việc lành, cản ngăn điều dữ. Tùy sức, tùy trường hợp làm tất cả việc lành, lấy công đức đây mà hồi hướng, nguyện sinh Tây Phương cũng đặng.
Hoặc vì trong thế gian, làm tất cả việc lợi ích, chẳng luận là lớn hay nhỏ, chẳng luận là nhiều hay ít. Hoặc lấy một đồng tiền cho người, hoặc bưng một bát nước cho người, nhẫn đến lượm một chà gai giữa đường cũng là việc thiện. Ta nên khởi một niệm tưởng rằng: đem duyên lành này, hồi hướng cầu sinh về Tây Phương Cực Lạc. Thường khiến tâm giữ một niệm như vậy, đừng cho gián đoạn, mỗi niệm mỗi niệm chí thú nơi cõi Cực Lạc, quyết định một ngày kia được sinh về Thượng phẩm Thượng sinh.
Người tu Tịnh độ nên tùy trường hợp ra công làm lành, để giúp sự tu hành mau tiến triển. Chư Tăng phải tu Tịnh độ, mau khỏi luân hồi, gặp Phật Di-đà, mới là xong việc của người xuất gia. Phàm thọ nhận người ta một đồng tiền, hộ ta một bữa ăn, ta đều sẽ vì kia mà giảng nói pháp môn Tịnh độ này để đáp đền ân đức. Dù không tin cũng khiến cho họ biết, nghe quen lần rồi tự tin, thường khuyến hóa người khác như thế, hiện đời được người kính nể, đời sau chắc chắn sinh lên Thượng phẩm.
Kẻ sĩ chuyên cần nơi học vấn, dốc lòng hiếu thuận, xa nghĩ về tổ tiên của ta đến nay có mấy người còn sống, nên lưu tâm nơi đạo này.
Quan lại tu phước, làm mọi việc phương tiện thương người lợi vật, dùng đó hồi hướng Tây Phương, thoát khỏi luân hồi, thọ mạng và an vui vô cùng.
Người giàu sang phải tùy phận làm ăn nuôi sống, bớt chút ít giúp người, không keo kiệt đối với tiền của là thiện, tham lam tiền của là ác. Nên nghĩ phước thế gian có ngày hết, nếu đem hồi hướng Tây Phương thì vô tận.
Người nhiều khó khăn vất vả, chớ oán trời, chớ trách người, nên siêng năng sám hối, thường niệm Phật để tiêu trừ nghiệp chướng cũ, tăng trưởng duyên lành. Nếu có thể dạy người và bảo người thay nhau khuyến hóa, hiện đời tiêu trừ tai nạn được phước, đời sau ắt được sinh lên phẩm Thượng của bậc Trung.
Người làm nghề nông và buôn bán đều nên tự nghĩ, việc cày ruộng cuốc đất sao tránh khỏi sát hại các loại vật mạng vi tế, chẳng phải là ít; nghề buôn bán sao tránh khỏi sự dối trá chút ít, nên khéo léo gìn lòng giữ cho vẹn toàn, nhưng biết sám hối là tốt.
Người thợ khi làm việc, chớ quá mong cầu tài vật tiền của, làm việc cho hết lòng, nên thường niệm Phật, nguyện sau khi thấy Phật được đạo, trước sẽ độ tất cả những chúng sinh đã bị mình sát hại từ trước đến nay và những người đã từng qua lại, kế đó độ kẻ oán người thân và chúng sinh hữu duyên vô duyên. Như thế, mỗi niệm chẳng dứt, niệm tự thuần thục, quyết định được vãng sinh Cực Lạc. Nếu dạy bảo người và khiến người rộng khuyến hóa, thời hiện đời đặng phước, thân đời sau ắt sinh lên phẩm Thượng bậc Trung vậy.
Người chài lưới, đi săn, đồ tể, làm bếp, mở tiệm ăn, đều nên tự nghĩ: cá, tôm, cầm thú cùng có tánh mạng, ta nay sát hại mắc tội vô lượng. Nếu có thể đổi nghề thì tốt nhất, nếu chưa có thể nhanh chóng sửa đổi thì phải giảm bớt. Vả lại, đừng sát hại những con vật nhỏ mạng nhiều, và các loài ốc, sò, ba ba, lươn, những vật khó chết ấy. Thường niệm Phật sám hối, phát đại nguyện rằng: “Nguyện sau khi ta thấy Phật đắc đạo rồi, độ hết tất cả những vật mạng bị ta giết hại ăn dùng, từ trước đến giờ đều sinh về Tịnh độ”. Niệm niệm không dứt, niệm tự thuần thục, cũng được sinh về thế giới Cực Lạc. Nếu đem pháp này dạy người và khiến người truyền bá rộng ra, thì hiện đời cũng có thể tiêu tai diệt tội, thân sau đâu chỉ ở phẩm Hạ của bậc Hạ vậy.
Người ở chốn phong trần phải tỉnh ngộ đoạn trừ dâm nghiệp, bằng chưa đoạn liền nên thường niệm Phật phát lời đại nguyện rằng: “Nguyện ta nghiệp ác lần tiêu, nghiệp lành mỗi ngày thêm lớn. Áo cơm vừa đủ, sớm bỏ nghề này. Sau khi ta thấy Phật đắc đạo rồi, độ hết tất cả người nhân ta mà làm nghiệp dâm, đều được sinh về Tịnh độ”.
Người tội ác, bệnh khổ phải gấp sám hối, hồi tâm niệm Phật, thệ nguyện không làm ác sát sinh nữa, không não hại tất cả chúng sinh nữa, nguyện đời này sớm lìa bệnh khổ, sau khi thấy Phật được đạo, độ hết tất cả chúng sinh bị ta sát hại trong đời này và đời trước, tất cả kẻ oán người thân đều sinh về Tịnh độ. Niệm niệm không dứt, niệm tự thuần thục, nhất định vãng sinh cõi Cực Lạc. Nếu đem pháp này chỉ dạy mọi người, khiến người thay nhau khuyến hóa, thì hiện đời có thể diệt trừ tai nạn tội lỗi, bệnh khổ nhất định được lành, phước báo vô cùng, đời sau ắt vãng sinh về cõi Cực Lạc.
Trích Tịnh Độ Thặng Ngôn
của Cư sĩ Quang Vĩ
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/01/lam-viec-thien-du-nho-den-dau-deu-hoi-huong-tay-phuong-at-duoc-vang-sanh/

Posted By: Thanh Yen

Một là:  Đừng cầu thân thể không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì lòng tham sẽ dễ sinh.  Muốn lấy thuốc lành trị bệnh khổ, thì nên thực hành giác ngộ giải thoát khỏi thế giới Ta-bà này.
Hai là:  Đừng cầu không khó khăn, vì có có khăn thì đạo tâm mới kiên cường. Bước qua được khó khăn thì con đường càng lớn, mỗi lần vượt qua trở ngại thì bầu trời càng cao rộng hơn.
Ba là: Đừng cầu tâm không khúc mắc, vì tâm không khúc mắc thì ngạo mạn dễ sanh. Vườn tâm thường nhổ cỏ phiền não, vô minh trở thành vô lượng ánh sáng quang minh.
Bốn là: Không cầu lợi về mình, chấp trước vào mình dễ sinh vào ba cõi xấu. Nguyện chịu bệnh khổ thế chúng sinh, khiến họ đều được thân tâm an lạc.
Năm là: Đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng tôi luyện thì sao thành Phật. Ma là bạn tốt của người tu hành, người đức cao tự hàng phục được các loại ma.
Sáu là: Không cầu làm việc mong dễ thành công vì người ở trong cảnh thuận lợi khó tu hành. Nghịch cảnh thuận cảnh không phân biệt, việc thành việc bại đều như nhau.
Bảy là: Không cầu danh lợi, tham muốn danh lợi dễ đọa vào luân hồi. Luôn nhớ danh lợi như giấc mộng hão huyền, cam nguyện âm thầm làm người cống hiến.
Tám là: Làm ơn không cầu mong báo đáp, vì muốn người báo đáp thì con đường làm ơn đã sai lệch. Tùy duyên dứt nghiệp đoạn sanh tử, không nợ không thiếu sống an nhàn.
Chín là: Oan ức không cầu biện bạch, nhẫn nhục chịu đựng trả món nợ xưa. Người khác đánh đập mắng chửi là trợ hạnh cho mình, quên hết ân sủng hay bị làm nhục thì công đức mới vẹn toàn.
Mười là: Không cầu người khác giúp mình, tự lực cánh sinh không nên phan duyên.  Khi có điều mong cầu thì lúc đó có khổ, lúc không có gì để mong cầu thì được tự do tự tại.
Quán Như
(Việt dịch)

No comments:

Post a Comment