Lại nêu một ví dụ nữa. Lúc tôi mới sanh ra, đầu hầu như không có tóc, chỉ có mấy sợi nho nhỏ, thưa thưa thớt thớt. Khi tôi lớn lên thì vừa đen vừa xấu. Dì Hai tôi là người rất thật thà, mới trông thấy tôi, bà liền nói với mẹ tôi: “Thật ra tôi rất muốn khen con bé, nhưng nhìn đi nhìn lại, tìm không ra cái gì có thể khen được”. Đây là lời phê bình thành thật nhất mà tôi nghe được trong đời tôi. Có lẽ có người cho rằng đây không phải là lời nói hay nhất, nhưng do câu nói khởi đầu như thế, tôi chỉ có thể tiến bộ chứ không thể xấu đi.
Đến khi tôi hai ba tuổi cũng chưa mọc được tóc. Dù cha tôi cho tôi mặc quần áo đỏ đậm, người ta hễ gặp ông thì nói: “Này ông Quách! Xin chúc mừng ông lại sanh con trai nữa”. Cũng khó khăn lắm, cho tới khi hơn ba tuổi tôi mới có được một ít tóc. Nhưng đến khi tóc dài, động tác đầu tiên của tôi là lấy kéo cắt tóc đi. Tôi còn nhớ bấy giờ cha tôi rất hoảng hốt, đâu dễ gì đầu tóc quý báu mới dài được, sao lại cắt như thế! Ông bèn vội vàng lấy một cây lược chải đi chải lại đầu tóc cho tôi. Kết quả là tóc không che đủ đầu. Trong lòng đứa trẻ lên ba, tôi cho rằng đầu tóc không có giá trị gì, cho nên khi tóc dài thì cắt đi!
Nhưng khi tôi lớn hơn một chút, vì chịu ảnh hưởng của các bạn đồng học, dần dần đầu tóc không có giá trị này do quan niệm đã biến thành có giá trị. Hồi còn học tiểu học, tôi để tóc dài, hằng ngày mẹ tôi đều chải đầu giúp tôi, lại thắt bím và kết nơ bướm cho tôi. Bạn bè nói với tôi rằng có người đi xem phim, bị người phía sau cắt mất bím tóc. Từ khi nghe như thế, tôi rất lo sợ, lo bím tóc của mình bị người ta cắt mất. Cho nên khi xem phim, tôi lấy hai tay nắm hai bím tóc. Lúc ấy, hai bím tóc thật có vẻ rất có giá trị, không giống như quan niệm lúc còn nhỏ.
Đến khi học trung học, các bạn đồng học đều rất chú trọng đầu tóc. Nhà trường quy định tóc phải cắt ngang tai, mỗi khi kiểm tra mà tóc dài quá một chút, thầy liền bảo: “Không được, phải cắt ngắn lại một chút!”. Cho nên mọi người thường so đo tóc dài hơn một phân, ngắn hơn một phân. Tôi thường quên những hôm nhà trường kiểm tra đầu tóc, trước khi đi học tôi mới bỗng nhớ ra, liền nhờ mẹ tôi vội vàng cắt tóc giúp tôi. Mẹ tôi hốt hoảng liền vội vàng cắt tóc cho tôi. Mẹ tôi cắt không được ngay ngắn, tôi đến trường bị các bạn đồng học cười mà nói: “Đầu tóc của bạn thật giống như bị chó gặm!”. Bấy giờ nghe nói thế, tôi thật giận. Khi trở về nhà, tôi cự nự với mẹ: “Mẹ cắt tóc cho con xấu quá, khiến con bị các bạn cười!”. Bấy giờ, vì không hiểu rằng đầu tóc không có giá trị gì, cho nên tôi thường vì một hai phân tóc mà sinh phiền não, vì một hai phân tóc mà có ảnh hưởng khá lớn đến tâm tình.
Bấy giờ tôi có đọc một tạp chí, thấy vấn đề đầu tóc được bàn cãi rất sôi nổi. Trên báo thường thảo luận rằng, người ta cứ chú ý đến thứ “ở trên da đầu” , mà không chú ý đến thứ “ở dưới da đầu”.
Sau này tôi nghiên cứu Phật pháp, đọc được một số chuyện của các bậc tu hành, cao tăng đại đức, tôi phát hiện rằng, “mười vị” đáng tôn kính nhất đều là những vị tu hành, xuất gia, họ đều không có tóc.Cho nên tôi dần dần phát hiện, khẳng định “đầu tóc thì không quan trọng”.
Từ khi quan niệm này về giá trị biến đổi, tôi không còn chấp trước vấn đề “đầu tóc” nữa.
Khi còn làm bác sĩ, một hôm sau khi xong việc, tôi đến cắt tóc tại một mỹ dung viện. Tôi chỉ bảo cô làm tóc: “Tóc ở phiá trước phải được cắt ngang lông mày”. Vì tối hôm đó tôi đã phải làm việc liên tục mấy ngày rất mệt, cho nên nói xong, tôi nhắm mắt dưỡng thần. Bỗng nhiên tôi nghe một tiếng la “ối”. Thì ra, cô ấy đã cắt tóc tôi quá ngắn. Khi cắt một nhát đã tới giữa trán, cô ta sợ đến suýt khóc, không biết nhát thứ hai phải làm sao? Một vị khách
ngồi cạnh tôi thấy thế liền nhíu mày mà nói: “Ai chà! Sao cô cắt tóc người ta thành ra như thế!”. Bà chủ thấy thế cũng trách mắng cô ta.
ngồi cạnh tôi thấy thế liền nhíu mày mà nói: “Ai chà! Sao cô cắt tóc người ta thành ra như thế!”. Bà chủ thấy thế cũng trách mắng cô ta.
Tôi thấy cô ta quả rất đáng thương, bèn bảo cô ta: “Khi tôi sanh ra, dì Hai tôi đã nói, dì muốn khen tôi nhưng tìm không thấy chỗ nào đẹp mà khen, cho nên tôi sanh ra vốn rất xấu, hoàn toàn không phải vì cô cắt tóc tôi như thế này tôi mới trở thành xấu. Cô cứ yên tâm, vì tôi định xuất gia, nay đầu tóc bị cắt ngắn một chút cũng không sao!”. Người bên cạnh nghe tôi nói thế, ai cũng cười. Cô ấy không biết nên làm thế nào cho phải, cô cũng không dám lấy tiền của tôi. Tôi nói với cô: “Cô làm việc rất khổ nhọc, nhất định phải lấy tiền chứ! Cô đừng lo, cứ niệm A Di Đà Phật là tốt”.
Nói xong tôi về nhà. khi tôi về đến túc xá, người bạn cùng phòng ra mở cửa, vừa thấy đầu tóc của tôi, cô liền ôm bụng mà cười, ngồi bệch cả xuống đất mà cười.
Cô bảo: “Chị đi cắt tóc ở đâu mà đầu tóc xấu thế? Để tôi cắt lại dùm chị cho đẹp!”. Cô lại nói: “Nếu tôi là chị thì ngày mai tôi hết dám đi làm!”
Tôi nói: “Không phải đâu! Tôi đi làm là để khám bệnh nhân, đâu có liên hệ gì tới đầu tóc, tôi sẽ vui vẻ đi làm”.
Sáng hôm sau tôi đến y viện, cô y tá mới thấy tôi đã kêu lên: “Ai!”, rồi cả y viện bàn ầm lên.
Các cô ấy bảo: “Này bác sĩ Quách! Sao cô lại cắt đầu tóc như thế này, xấu muốn chết!”.
Tôi bảo họ: “Xấu thì xấu, có chết đâu nào. Từ hôm qua cắt tóc như thế này cho đến nay tôi vẫn sống rất khỏe mạnh!”.
Cũng có người bảo tôi: “Sao chị cắt đầu tóc như thế này, xem tệ quá!”.
Tôi đáp lại: “Té ra cái xấu của tôi đều chỉ tập trung vào hai ba phân tóc. Cắt đi hai ba phân thì hết xấu hay sao?!”.
Các bác sĩ đồng sự hỏi tôi: “Chị có điều gì không khai mở được mà phải ra như thế này?”
Tôi đáp: “Anh thấy trán tôi đây, bộ không khai mở lắm sao?!”.
Có một bệnh nhân là một phụ nữ trên năm mươi tuổi. Mỗi lần thấy tôi bà đều kêu khổ rất thảm não; vì cái hạch độc đã ăn sâu tới xương, nên toàn thân bà đều đau nhức. Lâu nay bà vẫn bảo tôi bà đau chỗ nào, nay bỗng bà ngẩng nhìn đầu tóc của tôi mà phát cười! Bà nói: “Sao cô lại cắt đầu tóc như thế này chứ?”. Trông thấy bà cười, tôi rất vui vẻ nói với bà: “Từ khi được biết bà đến nay, tôi chưa từng thấy bà cười, nếu sớm biết đầu tóc của tôi như thế này khiến bà hỉ hả cười được, thì tôi đã cắt nó từ lâu rồi!”.
Tối hôm ấy tôi được mời đến diễn giảng tại Đại học Phùng Giáp. Khi tôi xong việc, chuẩn bị ra đi, người bạn cùng phòng nói với tôi: “Đầu tóc của chị như thế mà định đi diễn giảng ư? Nếu tôi là chị thì tôi không dám đi giảng đâu?”. Tôi bèn cười mà nói với cô ta:
“Tôi sẽ đi giảng Phật pháp, chứ không giảng về tóc đẹp, sắc đẹp. Thế có ăn nhằm gì đâu? Tôi vẫn cứ đi giảng!”.
Khi tôi đứng ở trên bục giảng, các sinh viên ở dưới bục thấy tôi liền cười. Khi tôi diễn giảng xong, có một nữ sinh viên rất dễ thương đến nói với tôi: “Thưa giáo sư, đầu tóc của giáo sư trông hay quá!”. Tôi nghe xong rất buồn cười, bèn nói: “Từ khi tôi cắt đầu tóc như thế này đến nay mọi người đều cười hỉ hả, đây quả thật là một kiểu tóc mới “rời khổ được vui!”.
Nếu hồi tôi còn học Trung học, cô làm tóc ở mỹ dung viện cắt tóc tôi ra như thế, thì nhất định tôi sẽ nổi nóng với cô, và có thể quay về nhà ngay; nếu đồng học cười chê tôi như thế, tôi sẽ chịu không nổi và không dám đi học. Nhưng từ khi quan niệm về giá trị của tôi đã biến đổi, tôi cho rằng đầu tóc cũng không phải là cái gì quan trọng! “Tâm tình” mới quan trọng hơn đầu tóc nhiều! Nếu một người có đầu tóc đẹp, nhưng gương mặt luôn luôn cau có hoặc lạnh lùng thì đâu có ích gì!
Trên đây chúng ta đã dùng “đầu tóc” làm ví dụ để thuyết minh “quan niệm về giá trị”, từ giá trị của đầu tóc, có thể suy ra mà hiểu các sự việc khác, để có thể nhận ra rằng giá trị không phải là nhất định. Nếu chúng ta cho rằng Đức Phật A Di Đà là quan trọng nhất, thì những sự việc khác phải trở thành không có giá trị gì, so ra lại không ảnh hưởng đến sự an vui, tự tại của chúng ta. dù chúng ta có bị oan ức và nhục nhã, thì cũng không cần phải miễn cưỡng mà “nhẫn nhục”. Trước hết chúng ta có thể hiểu:
“Rốt lại, cái gì khiến chúng ta đau khổ?”.
“Rốt lại, cái ấy có giá trị gì mà khiến chúng ta phải cầu tìm và phải vì nó mà đau khổ?”
“Rốt lại cái ấy và việc vãng sanh Tây Phương có quan hệ gì?”
Nếu chúng ta tự mình nghĩ xem thấy rằng cái ấy không có giá trị gì không có liên quan gì lắm với việc vãng sanh Tịnh độ, thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy ra và buông bỏ nó đi.
Tâm ta vốn là Phật
Tại sao khởi tham trước?
Tâm ta vốn đại bi
Tại sao giận việc nhỏ?
Tâm ta vốn vô ngại
Tại sao không tự tại?
Tại sao khởi tham trước?
Tâm ta vốn đại bi
Tại sao giận việc nhỏ?
Tâm ta vốn vô ngại
Tại sao không tự tại?
No comments:
Post a Comment