http://www.voatiengviet.com/a/call-in-show-medicine-476-03-11-11-117831089/915989.html
Knee joint effusion (“Water on the knees):
Tràn dịch khớp đầu gối ở đàn bà 56 tuổi. ở Thuy Sĩ,
Khớp đầu gối là nơi gặp nhau của bốn cái xương:
phía trên là xương đùi (femur) là cái xương lớn nhất của chúng ta,
phía dưới là xương chày (tibia, shin bone),
cái xương lớn thứ nhì và
bên cạnh đó xương nhỏ hơn, xương mác (fibula, nghĩa gốc là cái kẹp/clasp),
phía trước chúng ta có xương bánh chè (patella, nghĩa gốc xương hình giống dĩa đựng bánh thánh patena).
Trong cái khớp đó, những đầu xương được lót bằng một lớp sụn (cartilage) để bọc và che chở xương nằm ở dưới.
Sụn này có tính cách co dãn (đàn hồi) và dai, do đó làm giảm thiểu các chấn động các đầu xương phải chịu đựng lúc chúng ta đi đứng, chạy (elastic shock absorber). Sụn liên tục đi qua chu kỳ phá hủy (phần cũ), tái tạo (phần mới) trong một trạng thái quân bình, lúc sụn lành mạnh.
Toàn bộ khớp được bọc trong cái bao khớp (joint capsule). Mặt trong của bao khớp có lót một lớp tế bào gọi là hoạt mạc (synovium).
Các tế bào này tiết ra một chất trắng nhờn, gọi là dịch hoạt mạc (synovial fluid) tạo nên một lớp nhờn rất mỏng (chừng 1/20 mm) bao bọc đầu khớp xương (synovial: nghĩa gốc chữ synovia là nhờn, sệt giống như tròng trắng trứng).
Trong trường hợp bịnh nhân chúng ta, lượng dịch hoạt mạc tăng quá nhiều, được sản xuất ra nhiều quá làm khớp sưng vù lên, khớp sưng đỏ và đau. Lượng nước hoạt mạc quá nhiều làm khớp không cử động bình thường, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của các lớp sụn, có thể làm các lớp sụn này hư đi, thoái hoá, hoặc chết mà không được thay thế bằng sụn mới.
Bác sĩ phải châm kim hút nước ra để định bịnh, và để giảm áp suất trong khớp, và có khi bác sĩ chích thẳng các thuốc corticoid vào khớp để giảm viêm.
Các nguyên nhân có thể xảy ra:
1. Thương tích làm gảy xương, vỡ sụn, đứt rách gân. Nước rút ra thường trong, có thể có máu.
2. Thương tích do dùng khớp liên hệ quá nhiều (overuse injury); như đi, chạy quá nhiều, nhất là nếu người đó không tập dượt chuẩn bị trước Thường gặp nhất là lực sĩ trong các môn thể thao trong đó người lực sĩ hay chuyển hướng đột ngột như bóng rỗ (basket ball).
3. Các bịnh xương khớp:
• Viêm xương khớp (osteoarthritis) còn gọi là bịnh khớp thoái hóa (degenerative joint disease); lúc chúng ta càng lớn tuổi thì lớp sụn bọc đầu xương không còn được tái tạo tốt một cách tự nhiên như lúc còn trẻ, dần dần sụn bị xoi mòn, hư hại, do đó ta dùng chữ thoái hóa. Nước rút ra từ khớp thường trong. Các khớp khác, phải chịu đựng nhiều sức nặng, như xương sống cỗ và eo lưng, háng đều có thể bị thoái hóa. Trong trường hợp bịnh nhân của chúng ta ở Thụy Sĩ, bác sĩ chỉ rút nước ra không làm gì khác, có thể bịnh nhân thuộc nhóm này. Thường bịnh nhân được tập vận động, tai chi, uống acetaminophen hoặc motrin (một loại NSAID) lúc đau. Có khi bác sĩ chích thuốc corticoid vào khớp để giảm nhu cầu uống thuốc.
Người mập phì, vì khớp xương chịu sức nặng quá lố, dễ bị viêm khớp thoái hóa. Nên cố gắng làm sụt cân.
• Viêm thấp khớp (rheumatoid arthritis [RA]) là một bịnh viêm kinh niên (mản tính), do hệ thống miễn nhiễm của người bịnh bị rối loạn và tấn công vào chính những bộ phận của người đó. Thường bịnh nhân thấy khớp cứng đơ lúc buổi sang và bớt dần sau đó. Ngoài những bộ phận như da, tim, mạch máu, phổi thận, các khớp xương là mục tiêu chính bị tấn công. Lớp hoạt mạc (synovium) lót phía trong của khớp xương bị viêm, mọc nhiều hơn và hổn loạn (tăng sản, proliferate) tuy không làm mủ, và dần dần hủy hoại các lớp sụn của đầu xương. Hai đầu xương không còn di chuyển trơn tru, sát với nhau, bên cạnh nhau như trước, mà trở thành hàn gắn lại với nhau, làm khớp cứng lại (ankylosis) dùng được. Nước rút ra từ khớp có thể đục hơn vì nhiều tế bào viêm (bạch cầu). Thường các bs chuyên về phong thấp (rheumatologist) chữa những bịnh này bằng những thuốc chống viêm (NSAID), các thuốc corticoid và các thuốc điều hòa tính miễn nhiễm (Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs) như methotrexate. Ngoài việc xét nghiệm nước rút ra từ khớp xương, cần dùng nhiều thử nghiệm máu để định bịnh.
• Các bịnh khác như:
A. thống phong (gout), do uric acid trong máu quá cao và đọng, tụ lại quá nhiều ở các khớp
B. u bướu khớp
C. nhiễm trùng khớp: nước rút ra có thể đục như mủ, cấy có thể thấy vi trùng.
Các bịnh này cũng có thể làm tràn dịch trong khớp.
Ước mong giúp ích quý vị được phần nào. Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
>>>
Ngồi đối diện dùng tay trái ôm cả đầu gối người bệnh
Ngón cái & Trỏ nhấn hai bên dưới đầu gối
Bàn tay kia nhấn dưới khoeo chân.
Dùng cây Ngãi Cứu Điện hơ trực tiếp vào chỗ đau, nóng thì để ra xa (để cách 1 tấc đối với người lớn tuổi)
>>>
Dùng Lá Đại Tướng Quân (Cắt ở phần Gốc cắt lên)
Cắt đủ dùng. Nướng lên rồi đắp vào chỗ đau (nhớ lót vải mùng ở dưới giãm hơi nóng)
>>>
shared http://chua-benh-tri.com/chua-benh-dau-lung-bang-la-dai-tuong-quan/
on |
Cây đại tướng quân còn có các tên gọi khác như Náng Hoa Trắng, Cây Lá Vàng, Cây Tỏi Voi, Náng, Náng Trụ. Là loại cây có nhiều công dụng hữu hiệu, trong đó phải kể đến công dụng chữa bệnh đau lưng bằng lá tướng quân.
Đại tướng quân thuộc họ thủy tiên, có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Ở nước ta, cây mọc hoang dại ở nơi ẩm mát, bờ bụi, cây thường được trồng làm cảnh, trồng bằng cách tách các hành con. Các bộ phận của cây có thể chế biến làm thuốc tưới hoặc khô, lá tướng quân tươi chữa đau lưng rất tốt.
Cây tướng quân có cụm hoa trên cuống chung lớn dài hơi dẹt, mang 20-30 hoa làm thành tán, rất thơm, gốc có một mo chung. Hoa có cuống dài, cánh hoa hợp thành ống trên chia 6 phiến dài, màu đỏ nhạt có vân tía ở giữa, hoa nở luân phiên, tàn hoa này hoa khác thay thế để khoe hương sắc.
Công dụng chữa đau lưng bằng lá tướng quân:
- Dùng Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo và bồ công anh đem giả nhỏ với ít muối. Xong trộn với ít rượu trắng cao độ (khoảng 40 độ rượu trở lên) xào nóng lên hoặc giã nhuyễn đem đắp vào vùng cột sống bị đau.
- Lá tướng quân tươi đem hơ lửa cho nóng và héo, đắp lên vùng vết thương bị xưng đau, bong gân, vùng lưng bị đau giúp chữa đau lưng rất hiệu quả.
Một số công dụng khác ngoài chữa đau lưng của cây tướng quân
Ngoài công dụng chữa đau lưng, cây tướng quân còn có các công dụng quan trọng sau:
1. Đau họng, đau răng.
2. Đinh nhọt, viêm mủ da, loét ở móng, ở bàn chân.
3. Đòn ngã tổn thương, đau các khớp xương.
4. Rắn cắn. Ngày dùng 3-10 gram, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng hành của cây để trị chứng thiếu mật và những rối loạn đường tiết niệu. Lá được dùng đắp trị bệnh ngoài da và làm tan sưng.
Các bài thuốc từ cây tướng quân:
1. Bong gân, sai gân khi bị ngã, đau các khớp xương, dùng lá cây đại tướng quân tươi giã ra, thêm ít rượu, nướng nóng đắp vào chỗ đau rồi băng lại. Hoặc dùng 10 lá cây đại tướng quân, 10 gram lá dây đòn gánh, 8g lá bạc thau, giã đắp.
2. Mụn nhọt, rắn cắn, bệnh ngoài da, trĩ ngoại, giã lá cây đại tướng quân tươi đắp, hoặc ép lấy nước uống.
3. Gây nôn, làm toát mồ hôi, làm long đờm, dùng củ cây đại tướng quân ép lấy nước, pha loãng uống.
Lưu ý: Nếu ăn phải hành của cây đại tướng quân, hoặc uống nước ép đặc sẽ bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, mạch nhanh, hô hấp không đều, nhiệt độ cơ thể cao, thì giải độc bằng nước trà đặc hoặc dung dịch acid tannic 1-2%. Hoặc cho uống nước đường, nước muối loãng; cũng có thể dùng giấm với nước Gừng (tỷ lệ 2:1) cho uống.
No comments:
Post a Comment