Sunday, June 5, 2016

BUÔNG

NẾU KHÔNG BUÔNG XUỐNG ĐƯỢC, HÃY COI MỤC CÁO PHÓ SUỐT NỮA NĂM, XEM THỬ QUÝ VỊ CÓ BUÔNG XUỐNG ĐƯỢC KHÔNG?
Diệu Chơn Tâm to Chùa Hoằng Pháp

NẾU KHÔNG BUÔNG XUỐNG ĐƯỢC, HÃY COI MỤC CÁO PHÓ SUỐT NỮA NĂM, XEM THỬ QUÝ VỊ CÓ BUÔNG XUỐNG ĐƯỢC KHÔNG?
Khi lâm chung vạn duyên đều phải buông xuống, điều này quả thật rất khó, đòi hỏi lúc bình thường phải luyện tập thường xuyên. Luyện tập như thế nào? Mỗi tối, lúc đi ngủ phải quán tưởng. Quán tưởng như thế nào? Đêm nay tôi ngủ trên giường này sẽ vãng sanh, tôi còn việc gì chưa buông xuống được? Cái gì cũng không mang theo được, ngay cả cái thân thể này cũng không mang theo được. Mỗi đêm đều phải quán tưởng như vậy, dần dần sẽ trở thành thói quen, đến lúc lâm chung, nhất định sẽ có hiệu quả.
Khi chết rồi, chẳng có gì có thể mang theo được hết. Tài sản chẳng mang theo được, quyền thế địa vị chẳng mang theo được, danh lợi tiếng tăm chẳng mang theo được, tình thân chẳng mang theo được. Trong tâm của quý vị phải hiểu rõ như thế, những thứ quý vị lưu luyến hoàn toàn là giã, là vọng tưởng cả. Nếu quý vị có thể tưởng, và sự tưởng đó là thật, quý vị còn có thể mang theo, vậy thì cũng nên tưởng. Đằng này, tưởng cũng vô dụng, hà tất phải nghĩ tưởng chứ? Thời thời khắc khắc phải nghĩ tưởng Phật sẽ đến tiếp dẫn, tôi sẽ đi theo Ngài, hết thảy mọi chuyện trên thế gian này tôi đều không màng đến, những chuyện đó chẳng liên can gì đến mình.
Khi còn trẻ, lúc đó tôi chưa học Phật, mỗi ngày tôi đều coi báo, trước hết là coi các mục cáo phó, coi hôm nay có người nào qua đời, trong số đó có người già, cũng có người còn rất trẻ. Thật đúng là "Trên đường đến suối vàng, già cũng có, mà trẻ cũng không ít". Coi họ đã qua đời, lúc đến thế gian này cái gì họ cũng không mang theo, lúc ra đi họ mang theo được gì? Lúc tới trắng tay, lúc ra đi cũng tay trắng, một chút gì cũng không mang theo được, thế gian này có còn gì đáng để tranh giành, đáng để mong cầu chứ? Mỗi ngày coi báo, coi những mục cáo phó này sẽ mở mang trí tuệ, công phu niệm Phật sẽ đắc lực. Nếu quý vị không buông xuống được, vậy hãy chuyên coi mục cáo phó này suốt nữa năm, xem thử quý vị có buông xuống được hay không?
Hết thảy buông xuống, tâm sẽ thanh tịnh, trong tâm trống rỗng, chẳng có gì hết. Biết được tiền tài, sắc đẹp, tiếng tăm, ăn uống, ngủ nghỉ, ngũ dục lục trần của thế gian này đều là giả, đều là một giấc mộng. Ngay bây giờ chúng ta đang nằm mộng, biết rằng mình đang nằm mộng thì mộng sẽ tan. Thật sự có thể tuỳ duyên, thật sự có thể hằng thuận chúng sanh, thành tựu đạo nghiệp của chính mình. Cái gì là đạo nghiệp? Tâm thanh tịnh là đạo nghiệp, vạn duyên buông xuống là đạo nghiệp.
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG.
_()_ A MI ĐÀ PHẬT _()_

THƯỜNG NẰM THẤY ÁC MỘNG, PHẢI SANH TÂM HỔ THẸN VÌ CÔNG PHU KHÔNG CÓ LỰC MỚI NHƯ THẾ !
Đại đức xưa dạy bảo chúng ta: “Tu hành là tu từ căn bản”. Cái gì là căn bản? Khởi tâm động niệm là căn bản. Đây là nói công phu chân thật, đây là nói công đức chân thật. Từ chỗ khởi tâm động niệm, cái công phu này phải đắc lực, tôi tin tưởng, bạn buổi tối mỗi ngày đi ngủ nằm mộng vẫn là đang tu học công đức, người xưa gọi là “ban ngày nghĩ đến, buổi tối mộng thấy”. Tâm của bạn quả thật tương ưng với Kinh giáo, bạn buổi tối nằm mộng cũng không rời khỏi cái cảnh giới này, đây chính là nói rõ bạn ngày đêm công phu đều không gián đoạn, nằm mộng cũng không gián đoạn.
Nếu như ở ngay trong mộng vẫn còn nghĩ tưởng xằng bậy, còn có rất nhiều cảnh giới hiện tiền, việc này chứng minh cái gì? Bạn công phu không có lực. Công phu có lực, hiện tượng đầu tiên, chắc chắn không có ác mộng. Khi chưa học Phật thường hay thấy ác mộng. Học Phật công phu đắc lực rồi, chắc chắn không có ác mộng. Đây là cái đầu tiên khám nghiệm công phu chính mình. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ còn thấy ác mộng, phải thường sanh tâm hổ thẹn, phải chính mình biết được công phu không có lực. Tại vì sao còn có thể thấy ác mộng? Trong mộng không thể khống chế ý thức của chính mình, tinh thần hôn tán, ý chí không thể tập trung. Ý chí tập trung thì sẽ không thấy ác mộng. Những việc này đều cần phải làm cho rõ ràng, làm cho tường tận.
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG.
_()_ A MI ĐÀ PHẬT _()_

TUYỆT CHIÊU TIÊU NGHIỆP CHƯỚNG !
**************
Nếu bạn đem chính mình cũng xem thành người khác, “họ mắng người khác, không liên quan gì với ta”, vậy thì bạn sẽ không tức giận.
Người mà mỗi ngày tán thán bạn, tâng bốc bạn không thể tiêu được nghiệp cho bạn. Tán thán bạn nhiều thì bạn cống cao ngã mạn, lại sanh ra nghiệp chướng.
************************************
Tất cả pháp thế gian đều là giả, không phải thật, có gì đáng để tranh luận? Người khác tán thán ta là giả, đừng ưa thích; người khác hủy báng ta, nhục mạ ta cũng là giả, hà tất phải sân hận.
Vì sao họ mắng người khác bạn không tức giận? Vì họ không phải là mắng bạn. Họ mắng người khác, bạn không tiếp nhận, nhưng khi họ mắng bạn, bạn lại tiếp nhận về thì liền tức giận.
Nếu bạn đem chính mình cũng xem thành người khác, “họ mắng người khác, không liên quan gì với ta”, vậy thì bạn sẽ không tức giận.
“Ta” là giả, danh là giả, tướng cũng là giả. Người ta mắng, người ta làm nhục, thực tế mà nói cùng với cái danh này, cái tướng này gió thổi qua tai, không hề liên quan. Đây là chân tướng sự thật.
Chúng ta hiểu rõ chân tướng sự thật, lại đi học Phật, hiểu được một chút đạo lý thì khi họ mắng ta, ta niệm “A MI Đà Phật”, cám ơn họ đã tiêu tai giải nạn cho ta. Họ là đại thiện tri thức, đại ân nhân của chúng ta. Mỗi câu của họ đều tiêu tai giải nạn thay ta, nghiệp chướng của chúng ta sẽ được tiêu hết. Đây là thật, không phải là giả.
Cho nên, bạn có thể hoan hỉ tiếp nhận, như như bất động là tiêu nghiệp chướng, còn nếu như bạn thảy đều tiếp nhận hết, khởi tâm sân hận, vậy thì bạn tạo nghiệp chướng.
Một cái là tiêu nghiệp chướng, một cái là tạo nghiệp chướng, chỉ ở ngay trong một niệm. Khi chuyển đổi lại thì không những không tạo nghiệp chướng, mà trái lại còn tiêu nghiệp chướng. Phật thật có trí tuệ, Ngài dạy chúng ta tuyệt chiêu này.
Cho nên, đối với tất cả oan gia trái chủ, mỗi ngày chúng ta đem công đức tu tích được hồi hướng cho họ để báo đại ân của họ. Những oan gia trái chủ này ngày ngày giúp ta tiêu nghiệp chướng.
Nghiệp chướng vô lượng vô biên của ta đã tích lũy từ vô thỉ kiếp, nay được những oan gia trái chủ này ngày ngày tiêu nghiệp thay ta.
Các vị phải biết, người mà mỗi ngày tán thán bạn, tâng bốc bạn không thể tiêu được nghiệp cho bạn. Tán thán bạn nhiều thì bạn cống cao ngã mạn, lại sanh ra nghiệp chướng
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG.
_()_ A MI ĐÀ PHẬT _()_

MỘT CÂU ' A DI ĐÀ PHẬT' !
Chúng ta gặp cảnh giới hiện tiền khởi tâm động niệm rồi, bản thân lập tức liền có cảnh giác. Cảnh giác được điều gì? Lại tạo nghiệp rồi. Không chỉ là hành vi, niệm mới vừa sanh khởi đã tạo nghiệp rồi. Khởi tâm động niệm là ý đang tạo nghiệp. Quí vị nói xem làm sao không nguy chứ?
Người niệm Phật chỉ dùng một câu danh hiệu Phật, phương pháp này thực sự là thù thắng tuyệt diệu. Niệm vừa khởi liền A Di Đà Phật, liền đem nó chuyển thành A Di Đà Phật. Đây gọi là chân tu hành, đây gọi là chân dụng công, biết dụng công. Nhất định không thể làm cho vọng niệm tương tục. Vọng niệm tương tục chính là tạo nghiệp rồi. Cổ nhân thường nói: “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, niệm là ý niệm khởi lên, cũng tức là nói phân biệt chấp trước. Niệm này vừa mới khởi lên, lập tức liền một câu A Di Đà Phật, chuyển đổi nó trở lại. Một câu A Di Đà Phật chính là giác. Quí vị phải giác cho nhanh. Đây là sự thù thắng của pháp môn niệm Phật hơn hẳn các pháp môn khác. Điều này dễ dàng. Một câu danh hiệu Phật liền trấn áp được vọng niệm của quí vị, thay thế tâm phân biệt của quí vị rồi, thay thế tâm chấp trước, thay thế tâm tham sân si mạn, khôi phục chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, giác của tự tánh quí vị. Đây gọi là niệm Phật. Tuyệt đối không phải “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn”, tâm này vẫn giống như tâm bình thường, vậy thì có ích gì đâu? Người niệm Phật này không thể vãng sanh, chỉ là kết duyên lành với thế giới tây phương Cực Lạc mà thôi, trong A lại ya thức gieo vào được một chủng tử Di Đà. Đời này không thể vãng sanh, vẫn còn phải làm việc lục đạo luân hồi. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này, hiểu được chân tướng sự thật này. Trong đời này nếu muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, vĩnh thoát luân hồi, biết được bản thân nên tu như thế nào. Dùng một câu danh hiệu Di Đà này, thuận cảnh nghịch duyên đều thay thế được hết.
HOÀ THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT !

No comments:

Post a Comment