Thursday, June 9, 2016

GIOI DINH TUE.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: Như Lai là “chánh biến tri”, chúng sanh là “tính điên đảo”, chẳng những tầng tầng lớp lớp điên đảo, mà còn từ sự không biết, không thừa nhận cái điên đảo của chính mình, đồng thời bỏ hết nước của biển lớn mà chỉ nhận một giọt nước và cho đó là toàn bộ nước biển (dụ cho: từ bỏ sự “Vô lượng quang minh của Phật tính rộng lớn”, mà chỉ nhận lấy cái thân tâm mê vọng xác thịt này mà cho đó là “ngã” mê chóc vào nó mà không từ bỏ), đời đời kiếp kiếp chưa từng phát hiện cái điên đảo nghiêm trọng của chính mình, chỉ mê đắm vào ngã chóc, pháp chóc, không muốn chân tính, và cả cái việc phát hiện cũng không phát hiện ra được, thì làm sao mà “tiêu trừ cái tưởng điên đảo từ muôn kiếp về ngã?”
Lão Hòa thượng dạy chúng ta quay đầu kiểm thảo để biết rõ cái “điên đảo” của chính mình, nếu không, ngay cả giặc cũng không biết thì nói chi đến việc bắt giặc! Ngay cả mê lầm cũng không biết thì làm sao mà giác ngộ được? Ngày thường vẫn luôn điên đảo, đến khi lâm chung làm sao “tâm không điên đảo” cho được?
Từ vô thủy kiếp đến nay, chúng ta đều dùng “bất giác” (không giác tỉnh) mà đi đầu thai mới phải luân hồi.
Đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã “mười kiếp”! trong mười kiếp Ngài luôn mong tiếp nhận chúng ta, còn chúng ta thì cứ một mực chấp trước trong cái tri kiến mê vọng của chính mình, bị vây hãm trong cái tập khí của chính mình, cứ ở trong cái “vô lượng ám” mà dương dương tự đắc, không chịu cúi đầu trước Vô Lượng Quang mà học tập.
Ân sư khai thị chúng tôi: trong lúc Lão Hòa thượng xuất kỳ bất ý, đột kích khảo hạch, bảo bà mang ngược giày hoặc làm ngược các việc, bà phải làm sao. Bà chấp tay chân thành quì xuống đảnh lễ, trải lòng mà xin Lão Hòa thượng chỉ giáo: “Giày mà mang ngược thì phải mang làm sao, đi làm sao, đệ tử không hiểu xin sư phụ từ bi chỉ dạy, giày mà mang ngược thì phải mang làm sao? Xin sư phụ dạy cho biết tại sao phải mang ngược?” Lão Hoà thượng gật đầu.
Nghe ân sư kể như thế, chúng tôi hiểu rõ được cái ý vị trong đó, không phải do kính lễ cái tâm cung kính cầu pháp học Phật, đó không phải là “giới, định, tuệ”, là ba cái học của Phật pháp mà trong đáp án của bài thi viết ghi, mà là ba cái học giới, định, tuệ trong cuộc khảo nghiệm lâm sàng.
1/ Vị thầy điên đảo thuyết pháp thậm chí “hăm dọa” dạy ngược, không như pháp, đệ tử vẫn tuân theo giới mà Đức Phật đã dạy, vẫn giữ tâm niệm, thái độ kính sư, kính pháp, không hề có chút lòng khinh sư mạn giáo. Đó chính là “giới”.
2/ Lúc bấy giờ, không phải vì khảo đề là kỳ lạ, hoàn cảnh ngược ngạo mà tâm loạn, đến nỗi phải mê muội mà mất đi cái bổn ý và cái tâm sơ phát học Phật của chính mình. Đó là “định”.
3/ Gặp hoàn cảnh mà phán đoán được chánh tà, không mù quáng theo, không nương sống theo dòng, lại có thể ngay đó, dùng cái tâm trong sáng rõ ràng, cái thái độ cung kính để mong hiểu rõ lý lẽ. Đó là “tuệ”.
Như vậy, gặp cảnh khảo nghiệm, thì niệm đầu tiên, câu đầu tiên, động tác đầu tiên đã biểu lộ sự học tập và cái dụng tâm bình thời về giới, định, tuệ.
Cùng một vị thầy, cùng một khảo đề, thì đáp án làm sao khác được!
Phật học và học Phật không phải cùng một thứ: khảo hạch vấn đáp về “Phật học”, hỏi tam học là gì, bèn viết ra “giơí, định, tuệ”; như thế thì hoàn toàn chẳng khó gì. Nhưng dùng hoàn cảnh mà “học Phật” thì có thể “tam học đều ngưng” thậm chí đều “vứt bỏ hết”. Gặp hoàn cảnh thuận hay nghịch mà sử dụng được tam học giới, định, tuệ, thì mới là học Phật, nếu không thì đó chỉ là “bàn việc binh trên giấy”, không chịu vào chiến trường.
Có người trách rằng, khi anh ta phạm sai lầm vài ba lần, thì vạch rõ anh ta nói năng không lễ phép. Không phân tích rõ ràng, thì anh ta không hổ thẹn mà lớn tiếng nói: “Được rồi, tôi thường làm sai trái, sai trái thì sai trái! Sư phụ cũng nên nhẹ nhàng giữ lễ mà dạy bảo tôi làm sao để sửa chữa!” điều ấy khiến kẻ mạt học này rất kinh ngạc: Vượt đèn đỏ cán chết người ta, mà lại còn trách mắng cảnh sát giao thông, thiếu lễ độ, thiếu phân tích mà không biết cái tâm vượt ẩu, cán ẩu, thiếu lễ độ, không phân tích rõ; lọai “dũng sĩ” như thế, nếu phạm tội mà đọa địa ngục thì cũng đừng trách Diêm Vương và bọn đầu trâu mặt ngựa, không lễ độ, không ôn tồn phân tích đối với anh ta! Cái tâm thái như vậy thì luôn luôn có vấn đề, thiếu mất cái tâm hổ thẹn, học Phật làm sao mà được lợi ích?
Nếu một đứa trẻ đi học mà chỉ mang trái cây cho thầy ăn lại không chịu “cầu học” cho đàng hoàng, khi thầy giảng bài cũng không chịu nghe, nhìn đông ngó tây, thậm chí chỉ mong qua ngày cùng bạn bè; thầy giáo ra bài thi cũng không làm cho tốt, (*) thầy giáo ra bài làm cũng không làm, đã không xét xem mình không hiểu chỗ nào lại cũng không sẵn lòng xin thỉnh giáo, thậm chí không học mà cứ lo phê bình thầy, chỉ ưa để ý đến những chuyện không đâu của bạn bè, ưa cùng các bạn đến vườn trường mà xem chơi, tìm sự khai tâm trong việc thảo luận ăn uống, bỏ phí ngày tháng. Đứa trẻ như thế, chẳng những bị người lớn trách mà còn có thể bị học lùi! Còn ngày nay, mục đích vào đạo trường của rất nhiều người lớn cũng chỉ là mang một ít đồ ăn, trái cây để cúng Phật cúng Tăng (cũng để cho thầy ăn) và cùng đạo hữu bàn chuyện tào lao, chứ căn bản không mong học Phật, không mong tu sửa chính mình.Tình huống này cùng với tình huống đứa bé đi học vừa nêu trên cũng chẳng khác nhau mấy, nhưng điều lạ là, nếu những người lớn mà thấy con mình đi học như thế thì hẳn là biết con mình đã hư, không chừng sẽ đau khổ mà gia tăng sự trách phạt nó. Nhưng chính người lớn đã dùng thái độ này để vào đạo trường (vào học), thì lại rất khó phát hiện rằng mình có vấn đề, rất khó quay đầu mà tu sửa, ngày thường, khi quở mắng thành tích con cái không tốt, rất ít người quay đầu kiểm tra thành tích biểu của mình; điều này thật đáng tiếc.
Nếu Phật pháp trăm ngàn vạn năm khó gặp mà bị làm sai như thế thì rốt lại ai có thể gánh vác phần sai quấy này? Kiếp này không lo độ thân này, thì kiếp nào mới độ thân này?
Lão Hòa thượng nói: Phật pháp không có mạt pháp, mà “người” thì có mạt pháp – Người không biết kính Phật, trọng pháp. Người già thì đặt Phật pháp tại chỗ mạt nhứt của các sinh hoạt – đặt sau tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghê, lại đặt sau “trà dư phạn hậu”, đặt sau “nhân tình thù tạc”. Người mà đem trọng yếu của việc học Phật đặt vào chỗ tối mạt là người của thời đại mạt pháp. Nếu là người tính Phật, trọng pháp thì mãi mãi là người của thời đại pháp! Còn như không theo được Phật pháp, thậm chí còn xướng ngược điệu với Đức Phật thì đó là người của thời đại diệt pháp!
Xin lấy mấy lời trong Truyện “Hoằng Nhật Đại Sư” để cúng dường mọi người cùng gắng sức:
Thân người khó được, đó là nhân duyên muôn đời một chớp mắt,
Phật pháp khó nghe, đó là cơ hội trải bao kiếp không gặp,
Sai lầm rồi, chẳng ai có thể đảm trách phần sai sót này!
LikeShow more reactions
Comment

No comments:

Post a Comment