2/ KHÔNG HỌC CŨNG KHÔNG HỎI (NGÃ ĐAU RỒI TRÁCH SƯ PHỤ).
Ngoài ra còn có người cứ theo thế mà “mang ngược giày” nhưng có có loại tâm thái khác, anh ta là người “ngoan ngoãn”, ngoan ngoãn theo đó mà làm. Anh ta cho rằng nếu sư phụ mà sai lầm thì anh ta theo sư phụ mà sai lầm, gọi là “y giáo phụng hành”, gọi là tôn trọng hiếu phụng”. Anh ta không biết rằng ngay cả nhà Nho Khổng Tử từng trách vấn đệ tử:
“Khiến cha mẹ bất nghĩa đó là hiếu ư?”, huống chi Phật giáo là trí tín chứ không phải mê tín, cầu trí tuệ chứ không phải tin theo mù quáng. Người ấy không thể hiểu chính mình mù quáng tuân theo mê tín, mà cho mình là ngoan, thì được khen là hiếu thuận, là thật thà, anh ta lại không hiểu rõ đây là cuộc khảo hạch, cho nên giao nộp một bài làm “ngốc nghếch” mù quáng. Cứ giao nộp bài là xong, anh ta không mong cầu hiểu rõ đạo lí.
Tuy hoàn toàn không hiểu anh ta cũng không biết cần khiêm tốn cầu mong chỉ dạy (tiếc không học cũng không hỏi), không biết rằng cầu Phật pháp là cầu trong cung kính, lại cứ cố mang ngược giày mà bước đi, đi rất khổ sử. Nếu không đi được, bị té ngã đau, thì lúc ấy không biết có nên trách sư phụ dạy sai không? Ôi thật đáng thương, không biết mình đã học sai, lại lấy đề mục “phi” trong “khảo đồ thị phi” mà nỗ lực thực hành.
Sư phụ vốn cố ý bảo đệ tử vượt đèn đỏ để xét xem đệ tử có thật thà tuân thủ qui tắc giao thông hay không, người đệ tử cứ ngốc nghếch vượt đèn đỏ lại cho rằng mình thật thà nghe lời! Vì có sự không hiểu mơ hồ, liên tục như thế cho nên Lão Hòa thượng mới nói đây là đệ tử đần độn. Khi mang ngược giày mà ngã đau rồi trách sư phụ đã dạy sai thì rất dễ nhưng rất ít đệ tử chịu phản tỉnh nhìn lại thái độ học tập của mình, kỳ thực là mình hoàn toàn không có lòng cầu pháp, muốn học cũng không có thái độ sẵn lòng khiêm kính cầu học, tất cả đều tự cho là đúng, là hiểu; tất cả đều là bảo vệ cái bộ mặt “tự ngã”, coi nhẹ pháp, khinh mạn giáo,khiến cho thầy hoàn toàn không có chỗ thực hiện giáo đạo.
Một người không chịu thừa nhận mình có sai lầm, có chỗ để có thể sửa đổi, thì đến khi người ấy tự cho mình đã viên mãn thành Phật, thì loại tâm kiêu mạn như thế quả là rất nghiêm trọng. Đúng như lời Lão Hòa thượng dạy, bị Thần cuồng Cảm nhập, nhập rồi không rút lui!
Đại sư Ấn quang nói: “Cầu Phật pháp trong sự cung kính là một phần lợi ích; mười phần cung kính là mười phần lợi ích”. Mọi người đều rất quen với câu nói này, nhưng rất ít người thực sự hiểu được ý nghĩa của “cung kính” và “cầu” pháp. “Cung” là “công tâm”, cùng với Phật cộng thành một tâm: hiểu rõ ý nghĩa của sự dạy dỗ của Đức Phật. “Cầu” là hàng phục “ngã mạn” (sự chướng ngại của tự ngã kiêu ngạo, hỗn xược), khai phát cái đức tốt đẹp của Phật tính, cũng là chủ động phát tâm cúi đầu, khiêm tốn thỉnh giáo, chứ không phải bắc bậc làm cao, chờ Đức Phật tới năn nỉ bạn học, thực ra Đức Phật đã hết miệng hết lòng năn nỉ chúng ta giác ngộ, năn nỉ đã rất lâu, Phật vẫn từ bi năn nỉ chúng ta học Phật, chớ dùng tâm mê vọng. Nhưng chúng ta bắc bậc làm cao, không hàng phục được sự ngu si, kiêu mạn của chính mình, không chịu cúi đầu nơi giác tính, cho nên không biết làm sao cho được.
Đức Phật là người khai ngộ chứng quả, Ngài rất từ bi, lại rất tự tại. Thực ra Ngài hoàn toàn không phải yêu cầu chúng ta cung kính Ngài, cho dù chúng ta không cung kính thậm chí còn hối nhục Ngài, thì đối với Ngài chẳng có chút ảnh hưởng gì, nhưng đối với bản thân chúng ta thì lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Gọi là cầu Phật pháp trong sự cung kính, hoàn toàn không phải Đức Phật là qua lớn lao, khiến người ta phải cúi đầu, dập đầu mới chịu trao cho một ít Phật pháp. Cung kính cũng không phải đơn thuần là cung kính tượng Phật, kinh điển, mà là cung kính hết thảy chúng sanh, chân lý sự vật khi đối mặt với mọi hoàn cảnh thì có thể thể hiện Phật tâm sâu sắc, cùng với Phật chung một tâm – chung một tâm Bồ Đề giác ngộ, từ bi, đồng thời cùng với Phật một tâm nhu nhuyễn khiêm cung, giống như Đức Phật xưa kia đã cung kính xã thân cầu pháp, tự Ngài ở trong “sự” có thể cầu được “lý” của nó.
Giữ lòng cung kính thì dù ngày thường trong các việc đối nhân xử thế nhỏ nhặt, cũng có thể ngộ được Phật pháp. Nếu không giữ lòng cung kính thì dù có trãi qua ngàn “sự”, vẫn không thể ngộ được “lý” của Phật pháp trong đó, đời đời kiếp kiếp vẫn là người mê muội.
Có người cho rằng cầu trong sự cung kính là một loại phương pháp , thủ đoạn gián tiếp để cầu Phật pháp, chứ không biết “cầu trong cung kính” vốn là một phương pháp vi diệu để hàng phục phiền não ngã chấp một cách “trực tiếp” nhất, bản thân của nó là Phật pháp cao thâm, hoàn toàn không phải xuyên qua sự “cung kính cầu pháp” mà được Phật pháp gì. Do vì điều gây trở ngại cho việc thành Phật của chúng ta không phải là người nào khác, sự việc nào khác, mà chính là sự vọng tưởng, chấp trước của nội tâm chúng ta.
Điều này Đức Phật đã nêu ra khi ngài mới thành đạo. Cái căn bản nhất trong sự “chấp trước” chính là ngã chấp, sự mê muội trong các kiến giải, tư tưởng của tự ngã. Từ sự chấp trước tự ngã sản sinh ra: tham (ham muốn), sân (nóng giận), si (ngu muội), mạn (kiêu mạn), nghi (nghi ngờ), mà tự ngã bảo hộ, tự tư. Cho nên cầu Pháp trong sự cung kính chính là vượt ra khỏi những chấp trước ấy một cách trực tiếp.
Nếu không cung kính, không khiêm tốn mà cầu Phật pháp thì tất nhiên vẫn còn đám mây đen ngăn ngại của sự kiêu mạn, tự đại, tự ngã bảo hộ các thứ ngã chấp. Những đám mây đen này không phải làm chướng ngại người khác, mà làm chướng ngại cho sự khai mở Phật quang của chính mình.
Lời dạy “bao nhiêu phần cung kính thì được bấy nhiêu phần lợi ích” của Tổ Ấn Quang hoàn toàn không phải nói thông qua cung kính mà cầu pháp cho thật lâu ngày thì mới được lợi ích, mà chính là nói rằng, cung kính tức là ngay đó xóa bỏ đám mây đen ngã chấp, tất nhiên đồng thời tỏa chiếu Phật quang. Nếu xả bỏ hết đám mây đen của mười phần ngạo mạn, ngã chấp thì tự nhiên ngay đó tỏa ra được mười phần Phật quang. Đó là Phật Quang vốn có của tự tính, không phải cầu tìm bên ngoài. Bảo rằng cầu pháp trong sự cung kính, đương nhiên là cầu ở tự tâm mình cái phần năng lực có thể hàng phục ngã mạn, ngu si. Có cầu tự mình xuất phát phần tâm lực này thì mới biểu hiện được sự cung kính và sự cầu pháp. Bồ Tát giới “chân thành ở bên trong, hình thức ở bên ngoài” dạy chúng ta đối với Phật pháp khó hiểu thì phải quán sát cho chân chính, thừa nhận mình mù, không có mặt trí tuệ, dùng thái độ chính xác mà ngưỡng tin vào Phật, cung kính cầu pháp, học tập. Không tinh tiến học tập cũng là vi phạm tinh thần giới luật.
Có vẻ như niệm Phật thì rất dễ, nhưng nếu thiếu phần tâm lực “cầu trong sư cung kính” thì có thể làn sóng điện tâm niệm của sự phát xạ sẽ sai lạc rất lớn, không thể tiến nhập Phật đạo. Cũng như bắn tên thì không khó ở chỗ bắn ra mà khó ở chỗ trúng đích, chỉ cần nắm cung giữ tên mà sai, sai một hào ly, mất một ngàn dặm.
Giống như khảo cổ đề này đã nói, khi sư phụ bảo mang ngược giày rõ ràng là mình không hiểu ý nghĩa lại cố lấy cái không biết mà cho là biết, tự cho là đúng mà mang ngược giày, một phen đi loạng quạng hoàn toàn không biết cái ý nghĩa cần cầu pháp trong sự khiêm cung. Như thế thì đâu có “cung kính pháp”, đâu có một phần tâm “cầu” pháp. Nếu ngay cả một phần tâm “cung kính cầu” pháp mà cũng không có thì đương nhiên một phần lợi ích cũng khó được.Nếu bỏ phí một đời ở cửa Phật không có một phần cung kính cầu pháp, không được một phần lợi ích thì như thế chẳng là oan uổng lắm sao? Hèn chi Lão Hòa thượng dùng hai chữ “ngu đần” để nêu trỏ. Kẻ mạt học này kiể m thảo lại thực có quá nhiều “ngu đần”, phí uổng quá nhiều ngày tháng ngu đần, lại còn biết sự ngu đần của mình, chỉ nguyện dùng khảo cổ đề này kêu gọi giác tính của mình, chớ nên đời đời kiếp kiếp chìm nổi trong ngu đần – phản với giác tính, theo với bụi trần.
No comments:
Post a Comment